Tải giáo án powerpoint toán 3 KNTT bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết)

Tải giáo án trình chiếu hay còn gọi là giáo án powerpoint toán 3 bộ sách kết nối tri thức bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết). Giáo án được thiết kế với tiêu chí đẹp mắt, hiện đại kết hợp nhiều hoạt động, trò chơi, video học tập thú vị. Phương pháp giảng dạy mới kết hợp nhiều dạng bài tập phong phú sẽ giúp học sinh nắm chắc kiến thức trọng tâm bài học. Kéo xuống để tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

Ai nhanh trí hơn?

Đố em biết vị trí của bạn Sơn như thế nào so với hai bạn còn lại?

  • Bạn Sơn đứng giữa Thúy và Hoa.
  • Khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến vị trí bạn Thúy bằng khoảng cách từ vị trí bạn Sơn đến vị trí bạn Hoa.

CHỦ ĐỀ 3: LÀM QUEN VỚI HÌNH PHẲNG, HÌNH KHỐI

BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (Tiết 1)

KHÁM PHÁ

  1. a) Điểm ở giữa

Quan sát hình ảnh sau, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:

  • Em có nhận xét gì về vị trí ba điểm A, B, C? Ba điểm A, B, C có cùng nằm trên một đường thẳng không?
  • Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
  • Quan sát hình ảnh sau, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi:
  • A, B, C là ba điểm thẳng hàng.
  • B là điểm ở giữa hai điểm A và C.

Quan sát hình ảnh sau và cho biết:

  • Ba điểm C, E, D có thẳng hàng không? Vì sao?
  • Vậy E có được coi là điểm nằm giữa C và D không?
  • Ba điểm C, E và D không thẳng hàng.
  • E không phải là điểm ở giữa hai điểm C và D.
  1. b) Trung điểm của đoạn thẳng

Em hãy đọc đoạn hội thoại giữa bạn Nam và rô-bốt.

Thảo luận nhóm 3 trả lời câu hỏi:

  • Ba điểm D, H, E có thẳng hàng không? Vì sao?
  • Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại?
  • Em hãy đọc số đo độ dài trên hình vẽ, so sánh độ dài đoạn thẳng DH và độ dài đoạn thẳng HE.
  • H là điểm ở giữa hai điểm D và E.
  • Độ dài đoạn thẳng DH bằng độ dài đoạn thẳng HE, viết là DH = HE.
  • H được gọi là trung điểm của đoạn thẳng DE.

Quan sát tiếp hình sau và trả lời câu hỏi:

  • Ba điểm M, P, N có thẳng hàng không. Vì sao?
  • Em hãy so sánh độ dài đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.
  • Vậy N có là trung điểm của đoạn MP không?

N không là trung điểm của MP vì MN > NP.

LUYỆN TẬP

BT1

Điền Đ, S vào ?

  1. M là trung điểm của đoạn thẳng AB.
  2. N là điểm nằm giữa hai điểm B và C.
  3. N là trung điểm của đoạn thẳng BC.
  4. B là điểm ở giữa hai điểm M và N.

BT2

  1. Tìm ba điểm thẳng hàng.
  2. Điểm H ở giữa hai điểm nào?
  3. Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng nào?

Giải

  1. a) Ba điểm thẳng hàng trong hình vẽ: A, H, B; H, M, K; C, K, D;
  2. b) Điểm H ở giữa hai điểm A và B.
  3. c) Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng HK vì M là điểm ở giữa hai điểm H và K, MH = MK.

BT3

Nêu tên trung điểm của các đoạn thẳng AC, BD trong hình vẽ.

Giải

  • Điểm H là trung điểm của đoạn thẳng AC;
  • Điểm G là trung điểm của đoạn thẳng BD.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn tập các kiến thức đã học

Làm bài tập trong SBT

Chuẩn bị bài sau - Tiết 2: Luyện tập

BÀI 16: ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG (Tiết 2)

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình vẽ và cho biết câu nào đúng, câu nào sai?

  1. a) O là trung điểm của đoạn thẳng AB.
  2. b) M là trung điểm của đoạn thẳng CD.
  3. c) K là điểm ở giữa hai điểm P và Q.
  4. d) K là trung điểm của đoạn thẳng PQ.

LUYỆN TẬP

BT1

Quan sát hình vẽ và trả lời câu hỏi:

  1. Điểm M có là trung điểm của đoạn thẳng AB hay không?
  2. Điểm B có là trung điểm của đoạn thẳng AC hay không?

Giải

  1. a) Điểm M nằm ở giữa hai điểm A và B, đoạn thẳng AM có độ dài là 3 cm, đoạn thẳng MB có độ dài là 3cm.

 Vậy điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

  1. b) Điểm B không là trung điểm của đoạn thẳng AC vì độ dài đoạn thẳng AB là 6 cm, độ dài đoạn thẳng BC là 7 cm.

BT2

Xác định trung điểm của đoạn thẳng MN và đoạn thẳng NP.

Gợi ý

Để xác định được trung điểm của mỗi đoạn thẳng thì phải xác định được độ dài của mỗi đoạn thẳng đó.

Giải

  • Điểm I là trung điểm của đoạn thẳng MN vì ba điểm M, I, N thẳng hàng và mỗi đoạn thẳng MI, IN có độ dài bằng 2 lần cạnh của ô vuông.
  • Điểm K là trung điểm của đoạn thẳng NP vì ba điểm N, K, P thẳng hàng và mỗi đoạn thẳng NK, KP có độ dài bằng 4 lần cạnh của ô vuông.

BT3

Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

Con cào cào cần nhảy thêm mấy bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB?

Gợi ý:

  • Đoạn thẳng AB dài bằng bao nhiêu đốt tre?
  • Vậy trung điểm của đoạn thẳng AB chia đoạn thẳng AB thành hai đoạn thẳng bằng nhau và mỗi đoạn thẳng đó dài bằng bao nhiêu đốt tre?

Như vậy, cào cào cần nhảy thêm 2 bước để đến trung điểm của đoạn thẳng AB.

VẬN DỤNG

Tận dụng nền gạch vuông trong lớp, dùng phấn vẽ một hình vuông hoặc hình chữ nhật.

+ Mỗi lần bốn bạn chơi (đứng sẵn trong hình vuông), các bạn này làm theo lệnh của GV, bạn nào thực hiện sai hoặc chậm nhất (trong bốn bạn) thì chịu hình phạt vui.

+ Các lệnh có thể như sau:

  • Mỗi bạn đứng ở một đỉnh của hình vuông.
  • Mỗi bạn đứng ở trung điểm của một cạnh của hình vuông.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

Ôn lại kiến thức đã học trong bài

Hoàn thành bài tập 4 SGK và bài tập SBT

Chuẩn bị bài sau - Bài 17: Hình tròn. Tâm, bán kính, đường kính của hình tròn.

CẢM ƠN CÁC EM ĐÃ THEO DÕI BÀI GIẢNG!

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án powerpoint toán 3 KNTT bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng (2 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án gửi là giáo án bản Powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muôn
  • Giáo án làm theo hướng sinh động, nhiều hình ảnh đẹp nhằm tạo sự thích thú cho học sinh

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Toán 3: 400k
  • T-Việt 3: 400k
  • Đạo đức: 300k
  • TNXH : 300k
  • Trải nghiệm : 300k
  • Mĩ thuật : 300k
  • Âm nhạc: 300k
  • Tin học: 300k
  • Công nghệ: 300k

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

LƯU Ý:

  • Nếu đặt bây giờ trọn 5 môn chủ nhiệm: toán, tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - phí là 1000k

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm:

Gián án Powerpoint toán 3 Kết nối, giáo án điện tử toán 3 KNTT bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của, giáo án trình chiếu toán 3 kết nối bài 16: Điểm ở giữa, trung điểm của

Soạn mới giáo án trình chiếu toán 3 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay