Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Tải bài giảng điện tử powerpoint Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

THÂN MẾN CHÀO CÁC EM HỌC SINH ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI

KHỞI ĐỘNG

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Trong mỗi trường hợp này, dao động được lan truyền trên lò xo như thế nào?

BÀI 2: SÓNG DỌC VÀ SÓNG NGANG

NỘI DUNG BÀI HỌC

SÓNG DỌC

SÓNG NGANG

01 SÓNG DỌC

  1. MÔ TẢ SÓNG DỌC

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Câu hỏi 1 (SGK – tr44)

Hãy chỉ ra hướng chuyển động của phần tử số 6 ở thời điểm , phần tử số 12 ở thời điểm .

Mô hình biểu diễn vị trí các phần tử của lò xo có sóng dọc ở những thời điểm liên tiếp

Ở thời điểm , phần tử số 6 chưa chuyển động

Ở thời điểm , phần tử số 12 chuyển động sang trái (trên phương truyền sóng).

Hãy chỉ ra phương dao động của các vòng lò xo và phương truyền sóng.

KẾT LUẬN

  • Sóng có các phần tử dao động theo phương truyền sóng được gọi là sóng dọc.
  • Phần tử dao động có thể là phần tử của môi trường hoặc là điểm sóng theo mô hình.
  • Chất rắn, chất lỏng, chất khí đều có thể có sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường theo kiểu sóng dọc.
  1. SÓNG ÂM

THẢO LUẬN NHÓM ĐÔI

Nhắc lại những hiểu biết của em về âm thanh đã biết ở trung học cơ sở.

Sóng âm mà con người có thể nghe được nằm trong khoảng nào?

Sóng âm có thể truyền trong các môi trường nào?

KẾT LUẬN

  • Âm thanh truyền trong không khí là một ví dụ về sóng dọc.
  • Vật dao động làm cho môi trường bên cạnh liên tục bị nén và giãn. Lực đàn hồi của môi trường khiến cho dao động đó được truyền đi.
  • Sóng âm mà con người có thể nghe được có tần số trong khoảng từ 16 Hz đến 20 000 Hz.
  • Sóng âm có thể truyền trong các chất rắn, lỏng, khí nhưng không truyền được trong chân không. Trong chất khí và chất lỏng, sóng âm là sóng dọc. Trong chất rắn, sóng âm gồm cả sóng dọc và sóng ngang.

Câu hỏi 2 (SGK – tr45): Vì sao sóng âm không truyền được trong chân không?

Sóng âm lan truyền được là nhờ lực đàn hồi của môi trường giúp lan truyền dao động của các phần tử, do đó, sóng âm không truyền được trong chân không.

  1. ĐO TẦN SỐ SÓNG ÂM

DỤNG CỤ

  • Đồng hồ đo điện năng có chức năng đo tần số;
  • Micro;
  • Bộ khuếch đại tín hiệu, âm thoa và hộp cộng hưởng;
  • Búa cao su.

TIẾN HÀNH

Bước 1: Lắp đặt các dụng cụ như Hình 2.6.

Bước 2: Đặt micro sát hộp cộng hưởng của âm thoa.

Bước 3: Nối micro vào bộ khuếch đại và nối bộ khuếch đại vào đồng hồ.

Bước 4: Dùng búa cao su gõ vào âm thoa.

Bước 5: Đọc giá trị tần số ở đồng hồ và ghi lại số liệu vào bảng 2.1.

Bước 6: Lặp lại các bước và ghi lại số liệu.

Câu hỏi 3 (SGK – tr45)

So sánh kết quả đo với tần số ghi ở âm thoa.

Với các dụng cụ và phương án tiến hành như SGK thì kết quả đo với tần số ghi ở âm thoa sẽ không chênh lệch quá 5%.

02 SÓNG NGANG

  1. MÔ TẢ SÓNG NGANG

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

  • Hãy mô tả sóng ngang trên dây lò xo.
  • Chỉ ra phương dao động của các phần tử của dây và phương truyền sóng.

KẾT LUẬN

  • Sóng có các phần tử dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
  • Sự lan truyền dao động của các phần tử môi trường theo kiểu sóng ngang khá phổ biến trong chất rắn. Sóng nước cũng là một sóng ngang thường gặp.
  • Ngoài ra, ánh sáng, sóng vô tuyến,…là các sóng ngang được lan truyền không phải do dao động của của các phần tử môi trường. Vì thế, ta sử dụng mô hình điểm sóng để mô tả về các sóng này.

Câu hỏi 4 (SGK – tr46): Phân biệt sóng dọc và sóng ngang.

Giống nhau

Sóng dọc và sóng ngang đều là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất.

Khác nhau

  • Sóng dọc có phương dao động của các phần tử môi trường trùng với phương truyền sóng.
  • Sóng ngang có phương dao động của các phần tử môi trường vuông góc với phương truyền sóng.
  1. SÓNG ĐIỆN TỪ

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 2: Sóng dọc và sóng ngang

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử Vật lí 11 cánh diều, Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 2: Sóng dọc và, Tải giáo án Powerpoint Vật lí 11 cánh diều Chủ đề 2 Bài 2: Sóng dọc và

 

Bài giảng điện tử Vật lí 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay