Ôn tập kiến thức công nghệ 8 cánh diều bài 8: Truyền và biến đổi chuyển động

Ôn tập kiến thức công nghệ 8 cánh diều bài 8 Truyền và biến đổi chuyển động. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TRUYỀN CHUYỂN ĐỘNG

Khái niệm: Truyền động là truyền và biến đổi tốc độ từ bộ phận này đến bộ phận khác của máy phù hợp với yêu cầu làm việc.

- Tên gọi:

+ Bộ phận truyền chuyển động gọi là bộ phận dẫn.

+ Bộ phận nhận chuyển động gọi là bộ phận bị dẫn.

II. MỘT SỐ BỘ CHUYỂN ĐỘNG CƠ KHÍ

- Truyền động đai gồm 2 dạng cơ bản:

+ Truyền động nhờ ma sát (truyền động đai, bánh ma sát,...).

+ Truyền động ăn khớp (truyền động xích, bánh răng,...).

2.1. Truyền động đai

- Cấu tạo:

+ Gồm bánh đai dẫn 1, bánh đãi bị dẫn 2, dây đai 3.

+ Dây đai được mắc căng trên các bánh đai.

- Nguyên lí làm việc:

+ Bánh đai dẫn (có đường kính D1) quay với tốc độ quay n1 (vòng/phút).

+ Nhờ lực ma sát giữa dây đai và bánh đai làm bánh đai bị dẫn (có đường kính D2) quay theo với tốc độ quay n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng: Sử dụng phổ biến như: máy nghiền bột, máy thái khoai sắn, máy nén khí, ô tô, xe máy,...

2.2. Truyền động ăn khớp

- Cấu tạo bộ truyền xích: Gồm đĩa xích dẫn, đĩa xích bị dẫn và dây xích.

- Cấu tạo bộ truyền bánh răng: Gồm bánh răng dẫn và bánh răng bị dẫn.

- Nguyên lí:

+ Đĩa xích dẫn (hoặc bánh răng dẫn) có Z1 răng quay với tốc độ n1 (vòng/phút), dẫn động đĩa xích bị dẫn (hoặc bánh răng bị dẫn) có Z2 răng quay theo tốc độ n2 (vòng/phút).

- Ứng dụng:

+ Bộ truyền xích dùng phổ biến như: xe đạp, xe máy,...

+ Bộ truyền bánh răng dùng nhiều ở: đồng hồ, các loại hộp số ô tô, xe máy,...

III. BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

- Khái niệm: Biến đổi chuyển động là biến đổi dạng chuyển động này thành dạng chuyển động khác.

- Phân loại: 

+ Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến hoặc ngược lại.

+ Biến đổi chuyển động quay thành chuyển động lắc hoặc ngược lại.

IV. MỘT SỐ CƠ CẤU BIẾN ĐỔI CHUYỂN ĐỘNG

4.1. Cơ cấu tay quay con trượt 

- Cấu tạo: Gồm tay quay, thanh truyền và con trượt.

- Nguyên lí làm việc:

+ Tay quay (1) quay quanh trục A với bán kính quay R thông qua thanh truyền (2) làm con trượt (3) chuyển động tịnh tiến trên giá đỡ (4) từ điểm M đến điểm N và ngược lại.

+ Đoạn MN là quãng đường con trượt di chuyển được.

- Ứng dụng: trong động cơ đốt trong, máy nén khí, máy cưa gỗ,...

4.2. Cơ cấu tay quay thanh lắc

- Cấu tạo: gồm tay quay, thanh truyền, thanh lắc và giá đỡ.

- Ứng dụng: trong nhiều loại máy móc như máy khâu đạp chân, máy khai thác dầu mỏ, bánh tàu hỏa,...

- Nguyên lí làm việc: Khi tay quay (1) quay quanh trục A, thông qua thanh truyền (2) làm thanh lắc (3) chuyển động lắc qua lại quanh trục D từ vị trí M đến vị trí N và ngược lại.

Tìm kiếm google: Giải công nghệ 8 cánh diều bài 8 Truyền và biến đổi chuyển động, giải công nghệ 8 sách cánh diều bài 8 Truyền và biến đổi chuyển động, giải công nghệ 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ 8 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com