[toc:ul]
- Thực hiện công việc: nghiên cứu, thiết kế và trực tiếp sản xuất ra máy móc, thiết bị công nghiệp hay đồ dùng phục vụ cuộc sống.
- Thực hiện bởi: kĩ sư cơ khí, thợ lắp ráp và vận hành máy công cụ kim loại, thợ hàn hay thợ cơ khí và sửa chữa xe có động cơ,...
1.1. Kĩ sư cơ khí
- Đặc điểm:
+ Chuyên môn cao thuộc lĩnh vực thiết kế, chế tạo, vận hành, bảo dưỡng các loại máy móc và thiết bị cơ khí.
+ Đào tạo ở các trường đại học kĩ thuật.
+ Công việc chính: thiết kế; lắp đặt, vận hành; sửa chữa, bảo trì.
1.2. Thợ vận hành máy công cụ
- Đặc điểm:
+ Những người trực tiếp vận hành các loại máy tiện, máy phay, máy khoan,... để làm ra các sản phẩm cơ khí.
+ Có tay nghề thành thạo và đào tạo tại các trường nghề, cao đẳng nghề.
+ Công việc chính: Vận hành, giám sát hoạt động các loại máy gia công khác nhau.
1.3. Thợ sửa chữa xe có động cơ
- Đặc điểm:
+ Những người có tay nghề và hiểu biết chuyên môn về động cơ đốt trong, động cơ điện,...
+ Đào tạo ở trường nghề, cao đẳng nghề, trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng xe.
+ Công việc chính: lắp ráp, kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng các bộ phận của động cơ hay các bộ khác của xe cơ giới.
- Phẩm chất:
+ Năng động, nhanh nhẹn.
+ Có đức tính kiên trì, nhẫn nại và tỉ mỉ.
+ Có niềm đam mê khám phá các sản phẩm cơ khí.
- Năng lực:
+ Kĩ sư cơ khí:
Có kĩ năng tính toán, tư duy kĩ thuật, năng lực trong thiết kế.
Có khả năng sử dụng các phần mềm thiết kế chuyên dụng.
Nhạy bén trong quan sát và giải quyết các vấn đề khi gặp sự cố.
+ Thợ vận hành máy công cụ:
Hiểu biết, sử dụng thành thạo máy móc.
Có khả năng đọc hiểu các loại bản vẽ thiết kế, bản vẽ kĩ thuật.
Hiểu biết về dung sai và đo lường.
+ Thợ sửa chữa xe có động lực:
Có kiến thức về động cơ đốt trong.
Có tay nghề để kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, xe máy.
Chịu được tác động của môi trường làm việc.