[toc:ul]
Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực (Hình 22.2) bao gồm các bộ phận chính:
li hợp (1),
hộp số (2),
trục các đăng (3),
truyền lực chính và bộ vi sai (4),
các bản trục (5).
1. Li hợp
- Nhiệm vụ của li hợp: nối (khi li hợp đóng) và ngắt tạm thời (khi li hợp mở) dòng truyền mô men chủ động của động cơ đến hộp số, đảm bảo an toàn cho các động cơ và các bộ phận khác của HTTL.
- Nguyên lí tạo lực ma sát giữa các chi tiết chủ động và chỉ tiết bị động được sử dụng để nối và ngắt động cơ với hộp số.
Các bộ phận chính của li hợp: trục li hợp, đĩa ma sát, đĩa ép, lò xo ép, bản đạp điều khiển và các bộ phận dẫn động điều khiển li hợp. Bánh đà của động cơ đồng thời cũng là một chí tiết chính của li hợp. Lò xo ép có dạng hình nón cụt, có vai trò tạo áp lực ma sát giữa các chỉ tiết chủ động và bị động.
Hoạt động của li hợp: Ở trạng thái bình thường (li hợp đóng), dưới tác dụng lực của lò xo ép, đĩa ma sát được các kẹp chặt giữa bánh đà và đĩa ép. Nhờ đó mô men chủ động được Truyền từ bánh đa động cơ Đến đĩa ma sát qua trục ly hợp đến hộp số ở trạng thái m người lái tác động lực vào bàn đạp địa ép được kéo sang bên phải đĩa ma sát tách khỏi bánh đà momen từ động cơ không còn được truyền đến hộp số
2. Hộp số
- Chức năng:
+ Nối hoặc ngắt dòng truyền mô men chủ động từ động cơ đến các bánh xe chủ động để xe có thể chuyển động hoặc dừng lâu dài.
+ Thay đổi tỉ số truyền của hệ thống truyền lực để thay đổi mô men chủ động cũng như vận tốc của bánh xe chủ động cho phù hợp với các điều kiện hoạt động khác nhau của xe và giúp động cơ làm việc hiệu quả.
+ Đổi chiều mô men chủ động đến bánh xe để ô tô có thể chuyển động lùi.
- Bộ phận chính của hộp số:
+ Trục sơ cấp
+ Trục trung gian
+ Trục thứ cấp
+ Các cặp bánh răng ăn khớp\\
+ Cần số
+ Cơ cấu điều khiển chuyển số
- Nguyên lí: Mô men từ trục sơ cấp được truyền đến trục thứ cấp qua các bánh răng ăn khớp khác nhau về kích thước (có tỉ lệ truyền khác nhau)
* Hộp số tự động so với hộp số thường:
- Giống nhau: có cần số
- Khác nhau: việc chuyển số do bộ điều khiển điện tử quyết định, người lái xe dịch chuyển cần số để xác định các chế độ hoạt động của hộp số.
3. Truyền lực chính và bộ vi sai
-Nhiệm vụ của Bộ truyền lực chính nhận mô men chủ động từ hộp số và biến đổi độ lớn, phương quay (nếu cần) trước khi truyền đến bộ vi sai.
+ Nhiệm vụ của bộ vi sai: phân chia mô men chủ động đến các bánh xe chủ động, đồng thời cho phép các bánh xe chủ động có thể quay được với các vận tốc khác nhau.
+ Các chi tiết chính của vi sai: hai bánh răng bán trục đồng thời än khớp với các bánh răng hành tinh quay trơn được trên trục gắn liền với bánh răng bị động của bộ truyền lực chính.
- Nguyên lí hoạt động
+ Khi xe vào đường vòng, các bánh răng hành tinh có thể tự quay quanh mình
+ Các bánh răng nối đến các bánh xe chủ động qua các bản trục
+ Các bản trục có thể quay với vận tốc khác nhau
+ Các bản trục vẫn đồng thời tiếp nhận mô men chủ động được phân phối đến.
- Vận hành hệ thống truyền lực đúng hướng dẫn và kiểm tra bảo dưỡng đúng định kì để ô tô luôn hoạt động tốt, đảm bảo an toàn, kéo dài tuổi thọ, hạn chế phát thải ô nhiễm và giảm chi phí sửa chữa.
- Lưu ý khi vận hành hệ thống:
+ Vận hành mở li hợp dứt khoát, đóng lí hợp từ từ, êm dịu
+ Vận hành hộp số thông thường: Trước khi khởi động động cơ điều khiển hộp số về vị trí trung gian (hệ thống truyền lực đang không nối động cơ với các bánh xe chủ động). Khi chuyển số cần phải mở li hợp và phải đẩy dứt khoát cần số đến đúng vị trí mong muốn trước khi đóng li hợp. Chỉ gài số lùi khi xe đã được phanh và dừng hẳn.
+ Vận hành hộp số tự động: Khi dừng xe tạm thời, cần đạp phanh để xe dừng hẳn, sau đó dịch chuyến cần số về vị trí đỗ xe
- Dấu hiệu cần kiểm tra, bảo dưỡng hoặc sửa chữa khó chuyển số hoặc có tiếng bất thường từ các bộ phận của hệ thống.