Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 24: Hệ thống lái

Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức bài 24: Hệ thống lái. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG 

Cấu tạo chung của hệ thống lái gồm (Hình 24.2) bộ phận cơ cấu lái, bộ phận dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái.

Cơ cấu lái: người lái có thể dễ dàng quay các bánh xe dẫn hướng đến các góc độ mong muốn khác nhau.

Dẫn động lái: truyền chuyển động quay của vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

Trợ lực lái: giảm nhẹ lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển hướng chuyển động của xe.

1. Cơ cấu lái

a) Nhiệm vụ

Cơ cấu lái tạo ra tỉ số truyền chính của hệ thống lái để người lái có thể quay bánh xe đến các góc độ khác nhau

b) Cấu tạo

- Có nhiều loại cơ cấu lái khác nhau, bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên ô tô con.

- Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng bao gồm bánh răng và thanh răng lắp chung trong một vỏ hộp để tạo ra tỉ số truyền.

c) Nguyên lí hoạt động

- Khi quay vành lái, bánh răng quay và làm thanh răng dịch chuyển qua lại. Các thanh đòn sẽ quay bánh xe dẫn hướng sang bên phải hoặc sang bên trái.

- Các bánh xe dẫn hướng bên trái và bên phải quay theo cùng chiều, phụ thuộc vào chiều quay vành lái.

2. Dẫn động lái

a) Nhiệm vụ

Bộ phận dẫn động lái truyền chuyển động quay từ vành lái đến cơ cấu lái và từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.

b) Cấu tạo

Bộ phận dẫn động phía trước bao gồm vành lái và các trục quay nối với nhau bằng khớp các đăng. Bộ phận dẫn động phía sau nối đến các bánh xe thông qua các thanh đòn và các khớp cầu.

c) Nguyên lí hoạt động

Khi người lái xe quay vành lái, mô men quay được truyền qua các trục và khớp các đăng đến cơ cấu lái. Mô men đó được cơ cấu lái biến đổi và truyền qua các thanh đòn cùng khớp cầu đến các bánh xe dẫn hướng, làm quay các bánh xe dẫn hướng.

3. Trợ lực lái

a) Nhiệm vụ

Hệ thống trợ lực lái giảm lực cần tác dụng lên vành lái để điều khiển xe.

b) Cấu tạo

- Hệ thống trợ lực lái bằng điện đang được sử dụng nhiều trên ô tô con, nhưng hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực vẫn phổ biến nhất.

- Các bộ phận chính của hệ thống trợ lực lái bằng thuỷ lực gồm: bơm trợ lực, cụm van phân phối, các đường ống dẫn dầu, pít tông trợ lực.

c) Nguyên lí hoạt động

- Khi xe chuyển động thẳng, dầu từ bơm trợ lực chảy qua các ống dẫn áp suất cao và trở về bơm.

- Khi người lái quay vành lái sang trái, cụm van phân phối đóng mở các van thuỷ lực, dầu từ bơm trợ lực tạo lực đẩy pít tông trợ lực sang bên phải, tạo lực trợ lực cùng với lực tác dụng từ vành lái, làm quay các bánh xe dẫn hướng sang bên trái.

II. SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG

- Khi nào cần đưa xe đi kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái:

+ Vô lăng bị nặng

+ Xe bị lệch tay lái

+ Xe bị nhao lái

+ Theo đó, xe nên được mang đến trung tâm chăm sóc ô tô chuyên nghiệp, uy tín định kỳ sau 20.000 km. 

Ngoài ra, với hệ thống lái trợ lực dầu, thời gian sẽ lâu hơn, sau 40.000 km. Điều này cần được thực hiện đúng theo hướng dẫn để đảm bảo chất lượng của xe. Cần tránh trường hợp chỉ đưa xe đi kiểm tra khi gặp vấn đề. Lúc này, hệ thống có thể đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.  

- Các mục kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống lái:

+ Hệ thống lái

+ Cơ cấu lái

+ Dẫn động lái

+ Trợ lực lái

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 kết nối bài 24: Hệ thống lái, Kiến thức trọng tâm Công nghệ cơ khí 11 KNTT bài 24: Hệ thống lái

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ cơ khí 11 KNTT mới

PHẦN MỘT - CƠ KHÍ CHẾ TẠO

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ KHÍ CHẾ TẠO


Copyright @2024 - Designed by baivan.net