[toc:ul]
1. Cấu tạo
- Hệ thống phanh thuỷ lực gồm hai phần:
+ Các cơ cấu phanh (cơ cấu phanh trước (3), cơ cấu phanh sau (4)).
+ Bộ phận dẫn động điều khiển phanh (bao gồm cụm xi lanh chính (1) và các đường ống thuỷ lực (2)).
Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 130 SGK):
Các bộ phận chính của hệ thống phanh:
- Các cơ cấu phanh:
+ Cơ cấu phanh trước
+ Cơ cấu phanh sau
- Bộ phận dẫn động điều khiển phanh:
+ Cụm xilanh chính
+ Các đường ống thủy lực
2. Nguyên lí hoạt động
- Hệ thống phanh thuỷ lực sử dụng cơ cấu phanh đĩa trên Hình 25.3.
+ Người lái tác dụng lực điều khiển lên bàn đạp phanh (1) -> lực đẩy pít tông sơ cấp (3) -> dịch chuyển dầu thuỷ lực trong khoang A theo đường ống thuỷ lực đến các cơ cấu phanh.
+ Xi lanh chính có 2 pít tông (3 và 4) -> tạo 2 khoang dầu (A và B) -> nối đến các cơ cấu phanh trên bánh xe nhất định -> tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.
+ Áp suất dầu trong xi lanh công tác (6) -> áp lực đẩy pít tông (7) và má phanh (8) ép chặt vào đĩa phanh (9) -> ma sát giữa đĩa phanh và các má phanh tạo ra mô men phanh bánh xe.
- Cơ cấu phanh được thiết kế tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh để tránh mòn và ảnh hưởng đến hiệu quả phanh.
Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 131 SGK):
- Má phanh ép chặt vào đĩa phanh do áp suất dầu trong xilanh công tác tạo ra áp lực đẩy pit tông và má phanh ép chặt vào đĩa phanh.
- Mục đích của việc thiết kế hai pit tông trong xilanh là để tạo ra hai khoang dầu, mỗi khoang nối đến các cơ cấu phanh trên một số bánh xe nhất định, giúp tăng độ tin cậy và tính năng an toàn.
1. Cấu tạo
- Hệ thống phanh khí nén bao gồm các cơ cấu phanh (6) và hệ thống dẫn động điều khiển.
2. Nguyên lí hoạt động
- Máy nén khí đẩy khí nén qua đường ống đến bình chứa.
- Khi đạp bàn đạp phanh, van phân phối mở và khí nén đi đến cơ cấu phanh.
- Khí nén trong bầu phanh tạo áp lực làm quay cam ép, hai guốc phanh và ép vào trống phanh.
- Cơ cấu phanh không tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh.
- Khe hở cần được kiểm tra và điều chỉnh trong khi bảo dưỡng thường xuyên.
Trả lời câu hỏi Khám phá (trang 130 - 133 SGK):
Má phanh ép vào trống phanh dưới tác dụng của khí nén trong bầu phanh.
- Hệ thống phanh cần kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo an toàn giao thông.
Lưu ý:
- Trước khi khởi động động cơ, cần kiểm tra các tín hiệu cảnh báo và vận hành thử hệ thống phanh.
- Nếu thấy bất thường, hệ thống phanh cần được kiểm tra và khắc phục trước khi khởi hành.
- Nếu đèn cảnh báo trạng thái bất thường của hệ thống phanh bật sáng, cần kiểm tra lực bàn đạp và hiệu lực phanh.
- Nếu lực bàn đạp nhẹ bất thường hoặc hiệu lực phanh kém, cần dừng xe và sửa chữa ngay.
- Kiểm tra định kì lượng dầu trong bình chứa dầu phanh và tình trạng hoạt động của các đèn báo phanh.
- Các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông:
+ Đường vòng quanh co, trơn trượt, không bằng phẳng.
+ Thời tiết xấu gây hạn chế tầm nhìn xa.
+ Mật độ phương tiện giao thông.
+ Vận hành, sử dụng không đúng cách
+ Không kiểm tra, bảo dưỡng xe đúng khuyến cáo.
- Các quy định đối với người lái xe để đảm bảo an toàn giao thông:
+ Không lái xe khi hơi thở có nồng độ cồn.
+ Phải thắt dây an toàn khi ngồi trên xe.
+ Phương tiện tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
+ Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
+ Người điều khiển xe phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước mình.
+ Người điều khiển xe phải báo hiệu xin vượt xe đi phía trước avf chỉ được vượt khi đảm bảo an toàn.
+ Chỉ dừng, đỗ xe nơi quy định hoặc nơi có lề đường rộng.
…