[toc:ul]
- Khái niệm:
+ Là vật liệu được sử dụng trong sản xuất cơ khí;
+ Để tạo nên các sản phẩm như: thiết bị máy móc trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, văn hoá, giáo dục,...
- Đặc điểm:
+ Đa dạng và có tính tương đối.
+ Không chỉ dùng trong sản xuất cơ khí mà còn được sử dụng trong xây dựng, kĩ thuật điện, công nghiệp hoá học. (kim loại, chất dẻo, composite,...).
- Có 3 dạng yêu cầu chính đối với vật liệu cơ khí:
+ Yêu cầu về tính sử dụng: Phải có tính chất cơ học, tính chất vật lí và tính chất hoá học để một sản phẩm cơ khí đáp ứng yêu cầu làm việc.
+ Yêu cầu về tính công nghệ: vật liệu cơ khí cần có khả năng có thể gia công bằng các phương pháp đúc, hàn, gia công bằng áp lực, tính thẩm tôi, tính cắt gọt,...
+ Yêu cầu về tính kinh tế: Phải đảm bảo giá thành thấp mà vẫn đáp ứng các yêu cầu về tính công nghệ và tính sử dụng.
Vật liệu cơ khí được chia làm 3 nhóm:
- Vật liệu kim loại và hợp kim:
+ Khái niệm: là những vật thể dẫn điện tốt, có ánh kim, có khả năng biến dạng dẻo tốt ngay cả ở nhiệt độ thường, kém bền vững hóa học.
+ Vật liệu kim loại thông dụng: thép, gang, đồng, nhôm,...
+ Vai trò: quyết định đến sự phát triển của xã hội và kỹ thuật.
- Vật liệu phi kim loại:
+ Khái niệm: Các vật liệu phi kim loại thường dùng trong ngành cơ khí là chất dẻo cao su, gỗ.
+ Tính chất: cách điện, cách nhiệt, chịu ăn mòn hóa học.... nên tỉ lệ các chi tiết bằng phi kim loại trong máy móc hiện nay ngày càng tăng.
+ Vai trò: giảm nhẹ trọng lượng của máy móc, nhất là các máy phục vụ trong ngành giao thông vận tải, hàng không, du hành vũ trụ,.... có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và kĩ thuật.
- Vật liệu mới:
+ Các loại vật liệu mới: nano, composite, polymer tiên tiến
+ Tính chất: độ bền cao hơn, độ cứng lớn hơn hoặc có tính nhiệt, điện, hóa học,... vượt trội so với các vật liệu truyền thống.
+ Một số vật liệu mới khác: hợp kim nhớ hình, polymer nhớ hình,...