Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT bài 12: Thực hiện quyền trẻ em

Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 kết nối tri thức bài 12: Thực hiện quyền trẻ em. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

1. TRÁCH NHIỆM CỦA HỌC SINH TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN VÀ BỔN PHẬN CỦA TRẺ EM

Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em:

+ Tích cực, chủ động trong việc thực hiện quyển và bổn phận của trẻ em để bảo vệ và phát triển bản thân một cách toàn điện (ví dụ: chăm chỉ học tập, chủ động rèn luyện sức khoẻ, phát triển năng khiếu, tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với độ tuổi và năng lực của bản thân, chủ động trình báo cơ quan chức năng khi phát hiện các hành vi vi phạm quyển trẻ em,...).

+ Có thái độ đồng tình, ủng hộ với các hành vi thực hiện đúng quyền và bổn phận của trẻ em; lên án, phê phán các hành vi vi phạm quyền và bổn phận của trẻ em

2. TRÁCH NHIỆM CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

Trách nhiệm của gia đình trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Khai sinh cho trẻ em: Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có trách nhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời gian được pháp luật quy định.

+ Bảo đảm cho trẻ em được sống với cha mẹ: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải đảm bảo điều kiện để trẻ được sống cùng cha mẹ, phải chấp hành các quy định của pháp luật về việc hạn chế quyển của cha mẹ, tách trẻ em ra khỏi cha mẹ để đảm bảo an toàn và vì lợi ích tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

+ Chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lí, giáo dục trẻ em; đảm bảo chế độ định dưỡng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu, phòng bệnh và dành điều kiện tốt nhất theo khả năng cho sự phát triển liên tục, toàn diện của trẻ em; xây đựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; trau dồi kiến thức, kĩ năng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ em.

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải gương mẫu về mọi mặt để làm gương cho trẻ em, rèn luyện kiến thức, kĩ năng để giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyền và bốn phận của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn diện của trẻ; phải đảm bảo quyền học tập, phát hiện, khuyến khích, bổi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em; đồng thời tạo điểu kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với độ tuổi.

+ Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngừa nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em; phải chấp hành các quyết định, quy định, biện pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyển để đảm bảo sự an toàn về tính mạng, thể chất, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; phải bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyển bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; phải chủ động trong việc phát hiện, tố giác các hành vi xâm phạm quyến trẻ em hoặc các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại,...

+ Bảo đảm quyền dân sự của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của trẻ em, đại diện cho trẻ em trong các giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật, chịu trách nhiệm trong trường hợp để trẻ em thực hiện giao dịch dân sự trái pháp luật; phải giữ gìn, quản lí tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em theo quy định của pháp luật; phải bồi thường thiệt hại đo trẻ em gây ra cho người khác theo quy định của pháp luật.

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em: Cha, mẹ và các thành viên trong gia đình có trách nhiệm trong việc quản lí, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiếu, nhận thức đầy đủ và thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Trách nhiệm của nhà trường trong việc thực hiện quyền trẻ em:

+ Bảo đảm quyền học tập, phát triển năng khiếu, vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch của trẻ em: Giáo viên phải gương mẫu về mọi mặt để làm gương cho trẻ em, rèn luyện kiến thức, kĩ năng để giáo dục trẻ em về đạo đức, nhân cách, quyển và bổn phận của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển toàn điện của trẻ; phải đảm bảo quyển học tập, phát hiện, khuyến khích, bồi dưỡng, phát triển tài năng, năng khiếu của trẻ em; đống thời tạo điều kiện để trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn nghệ, thể thao phù hợp với độ tuổi.

+ Bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự, bí mật đời sống riêng tư của trẻ em: Nhà trường phải tạo môi trường an toàn, phòng ngừa tai nạn, thương tích cho trẻ em, phòng ngửa nguy cơ bị xâm hại cho trẻ em; phải chấp hành các quyết định, quy định, biện pháp của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền để đảm bảo sự an toàn về tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và bí mật đời sống riêng tư của trẻ em; phải bảo đảm để trẻ em thực hiện được quyền bí mật đời sống riêng tư của mình, trừ trường hợp cần thiết để bảo vệ trẻ em và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em; phải chủ động trong việc phát hiện, tố giác các hành vi xâm phạm quyển trẻ em hoặc các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại,...

+ Quản lí trẻ em và giáo dục để trẻ em thực hiện được quyền và bổn phận của trẻ em: Nhà trường có trách nhiệm trong việc quản lí, giáo dục và giúp đỡ để trẻ em hiểu, nhận thức đẩy đủ và thực hiện quyền và bổn phận của trẻ em.

Một số trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em:

  • Bảo đảm tất cả trẻ em được hưởng và thực hiện quyền trẻ em.

  • Xây dựng, ban hành, thực hiện các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch để thực hiện quyển trẻ em.

  • Phân bổ ngân sách, phối hợp, giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.

  • Phòng ngừa, ngăn chặn, xử lí các hành vi vi phạm quyền trẻ em.

  • Bảo đảm tất cả trẻ em được tiếp cận các dịch vụ về giáo dục, chăm sóc sức khoẻ có chất lượng.

  • Bảo đảm trẻ em được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch.

  • Bảo đảm trẻ em được tiếp cận các nguồn thông tin hữu ích, phù hợp với độ tuổi và nhận thức của bản thân.

  • Tạo điểu kiện để người lao động thực hiện trách nhiệm của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.

  • Đảm bảo cung cấp các dịch vụ, sản phẩm an toàn, thân thiện với trẻ em, không gây tổn hại cho trẻ em và không vi phạm quyến của trẻ em theo quy định, hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

  • Xây dựng, tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tập huấn phòng, chống các nguy cơ xâm hại trẻ em cho những đối tượng liên quan.

  • Xây dựng, thực hiện các hoạt động phù hợp với trẻ em, khuyến khích sự tham gia của trẻ em vào các hoạt động liên quan đến bản thân mình.

  • Bảo đảm sự an toàn cho trẻ em,...

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT bài 12: Thực hiện quyền trẻ em, Ôn tập kiến thức giáo dục công dân 6 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải công dân 6 Kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com