[toc:ul]
- Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Vai trò của gia đình: Vai trò của gia đình thể hiện qua các chức năng cơ bản của gia đình là: duy trì nòi giống, tổ chức kinh tế, tổ chức đời sống gia đình, nuôi dưỡng, giáo dục con.
- Các quyền và nghĩa vụ khác giữa vợ và chồng
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau
+ Vợ chồng cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình
- Các quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái
+ Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân tốt, bào vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con. Không phân biệt đối xử giữa các con; không ngược đãi, ép buộc con làm điều trái pháp luật, trái đạo đức,…
+ Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ. Có nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ và tham gia công việc gia đình phù hợp lứa tuổi. Giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình,...
- Quyền và nghĩa vụ giữa anh, chị, em trong gia đình
+ Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau.
+ Có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
- Các quyền và nghĩa vụ giữa ông bà và các cháu
+ Ông bà nội, ông bà ngoại có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Trường hợp cháu chưa thành niên, cháu đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình mà không có người nuôi dưỡng thì ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ nuôi dưỡng cháu
+ Cháu có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà nội, ông bà ngoại. Trường hợp ông bà nội, ông bà ngoại không có con để nuôi dưỡng mình thì cháu đã thành niên có nghĩa vụ nuôi dưỡng