[toc:ul]
1. Cấu tạo phân tử
- CTPT: HX
- CTCT:
H . + Cl -> H : Cl hoặc H – Cl
- Mô hình liên kết
- HX là hợp chất cộng hóa trị phân cực và độ phân cực giảm dần từ HF đến HI.
- Độ dài liên kết tăng dần nhưng năng lượng liên kết giảm dần từ HF đến HI
2. Tính chất vật lí
Ở nhiệt độ thường các hyrogen halide là chất khí, tan tốt trong nước, tạo thành dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
Biểu đồ sự biến đổi nhiệt đôi sôi của HX
* Nhận xét:
- HF: có nhiệt độ sôi cao bất thường vì do phân tử HF phân cực mạnh và có khả năng tạo được liên kết hydrogen
H – F ⋅⋅⋅ H – F ⋅⋅⋅ H – F ⋅⋅⋅ H – F ⋅⋅⋅
- Từ HCl đến HI: nhiệt độ sôi tăng là do:
+ Lực tương tác Van der wall giữa các phân tử tăng.
+ Khối lượng phân tử tăng.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 | ||
Tên thí nghiệm | Hiện tượng Giải thích và viết PTHH | Nhận xét |
HCl tác dụng với kim loại (Nhóm 1) | - Ống nghiệm 1: Zn tan ra và có khí thoát ra Zn + HCl -> ZnCl2 + H2 ⭡ - Ống nghiệm 2: không hiện tượng, Cu không tan. | Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng từ hydrofluoric acid (acid yếu) đến hydroiodic (rất mạnh). HCl có tính acid. |
HCl tác dụng NaHCO3 rắn (Nhóm 2) | - Chất rắn tan và bọt khí thoát ra: NaHCO3 + HCl -> NaCl + CO2⭡ + H2O -> Tính acid của HCl mạnh hơn H2CO3 | |
HCl tác dụng KMnO4 (HS xem movie thí nghiệm) – Nhóm 3 | Khí vàng lục thoát ra 2KMnO4 + 16HCl -> 5Cl2⭡+ 2KCl + 2MnO2 + 8H2O Oxi hóa khử | HCl có tính khử |
Nhóm 4: | Câu 1: Tinh chế vàng từ hỗn hợp chất rắn gồm vàng và kẽm bằng cách ngôm hỗn hợp vào dung dịch HCl, khi đó kẽm tan ra, còn lại là vàng. Câu 2: Acid HCl thường được dùng để làm sạch lớp oxide, hydroxide, muối carbonat bám trên bề mặt kim loại là dựa vào tính acid mạnh của dung dịch HCl. | Ứng dụng HCl |
2. Ứng dụng
a) Hydrogen fluoride
- Được dùng trong sản xuất teflon
- Ăn mòn thủy tinh hữu cơ
- Sản xuất fluorine
b) Hydrogen chloride
- Làm loại bỏ gỉ trên sắt thép
- Sản xuất các loại hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Tái sinh các nhựa trao đổi
1. Tính tan
Hầu hết các muối halide đều dễ tan trong nước, trừ một số muối: Silver chloride, Silver bromride, Silver iodide và một số muối ít tan: Lead chloride, Lead bromride.
2. Tính chất hóa học
a) Phản ứng trao đổi
*Thí nghiệm: Lấy 5 ml dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI. Nhỏ từ từ dung dịch AgNO3 vào 4 nghiệm trên.
* Hiện tượng
PTHH:
(1) AgF: không phản ứng.
(2) AgNO3 + NaCl -> AgCl ⭣ + NaNO3
(3) AgNO3 + NaBr -> AgBr⭣ + NaNO3
(4) AgNO3 + NaI -> AgI⭣ + NaNO3
b) Tính khử của ion halode.
Sodium bromide khử được Sulfuric acid đặc thành sulfur dioxide, còn Sodium iodide khử được Sulfuric acid đặc thành Hydrogen sulfide
2NaBr+2H2SO4 -> Na2SO4 + Br2 +SO2 + H2O
Ck oxh
8NaI+5H2SO4 -> 4Na2SO4 + 4I2 +H2S +4H2O
Ck oxh
2NaCl + H2SO4 -> Na2SO4 + HCl
=> Tính khử của các ion halode tăng dần theo thứ tự: Cl- < Br- <I-.
3. Muối ăn
a) Vai trò của muối ăn.
Trong cơ thể sống muối ăn có vai trò quan trọng trong việc cân bằng chất điện giải, truyền dẫn xung điện thần kinh…
Trong đời sống, muối ăn được dùng để bảo quản và chế biến thực phẩm.
Trong y học, muối ăn dùng để sản xuất nước muối sinh lí, thuốc nhỏ mắt, dịch truyền tĩnh mạch.
Trong công nghiệp muối ăn là nguyên liệu để sản xuất xút, chlorine…
b) Tinh chế muối ăn.
Muối ăn thường được sản xuất từ nước biển bằng phương pháp kết tinh. Để đạt độ tinh khiết cao sử dụng trong y học, muối ăn thô cần được kết tinh lại loại bỏ tạp chất như muối magnesium, calcium.