[toc:ul]
a. Chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.
Những quy định chung của tổ, lớp, chi đoàn, cộng đồng được xây dựng nhằm giúp mỗi người tự rèn luyện và phát triển bản thân và tạo nên một cộng đồng, tập thể nghiêm túc, có kỉ luật.
b. Cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.
- Xây dựng niềm tin rằng tuân thủ kỉ luật là tốt cho bản thân, tập thể và cộng đồng.
- Xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở việc tuân thủ kỉ luật của bản thân.
- Xác định các biện pháp khắc phục việc chưa nghiêm túc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng (thay đổi thói quen chưa tích cực; quản lí thời gian; làm chủ cảm xúc...).
- Lập kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật với các biện pháp đã xác định.
a. Chia sẻ về những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân
Việc nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp chúng ta có kế hoạch để hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cần quá trình nỗ lực lâu dài và sự kiên trì của bản thân.
b. Hành động, việc làm biểu hiện sự nỗ lực, tự hoàn thiện
- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống:
+ Lập kế hoạch rèn luyện và thực hiện các biện pháp khắc phục thói quen không phù hợp (ví dụ: nói bậy, chửi thề,...).
+ Cam kết với gia đình rèn luyện và khắc phục thói quen chưa tích cực (ví dụ lười lao động, ngại làm việc nhà,...).
+ Kiên trì thay đổi những thói quen thể hiện lối sống chưa tích cực, nỗ lực xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực.
- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện trong học tập:
+ Cam kết với thầy cô và gia đình thực hiện thành công việc thay đổi thói quen học đối phó thành tự giác học tập.
+ Lập kế hoạch rèn luyện và khắc phục được thói quen sử dụng mạng chưa phù hợp, lãng phí thời gian.
+ Kiên trì thay đổi thói quen không quản lí thời gian, cố gắng tận dụng thời gian để học tập.
+ Cố gắng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm học được vào thực tiễn.
- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về sức khỏe:
+ Rèn luyện và khắc phục thói quen ăn, ngủ chưa phù hợp (ví dụ: không ăn sáng, thức khuya,...).
+ Lập kế hoạch rèn luyện sức khỏe hằng ngày (ví dụ: khắc phục việc lười tập thể dục, thể thao,...).
+....
a. Chia sẻ về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
Bạn bè là mối quan hệ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Khi động viên bạn phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân cũng giúp chính bản thân mình hoàn thiện hơn.
b. Một số cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
- Chủ động gần gũi, tâm sự để thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.
- Thiện chí, khuyên bạn suy nghĩ tích cực và thay đổi vì tương lai của bản thân.
- Khích lệ, động viên bạn phát huy khả năng, cố gắng hết sức và tìm ra các biện pháp tự hoàn thiện phù hợp với mình.
- Giúp bạn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện.
- Dõi theo việc thực hiện các biện pháp tự hoàn thiện mà bạn đã xác định, động viên và hỗ trợ bạn kịp thời.
- Cùng bạn đánh giá kết quả tự hoàn thiện sau mỗi tuần hoặc mỗi tháng để thấy được sự thay đổi tích cực hoặc để rút kinh nghiệm, điều chỉnh biện pháp tự hoàn thiện cho phù hợp hơn.
a. Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc có cảm xúc tiêu cực nhưng điều quan trọng là cần phải vượt qua nó và biết cách ứng xử phù hợp với mọi người.
b. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau
- Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi có cảm xúc tiêu cực (ví dụ tim đập nhanh; mất ngủ; mệt mỏi; thiếu sức sống...).
- Điều chỉnh cảm xúc của bản thân về trạng thái bình tĩnh (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; suy nghĩ tích cực là đối tác giao tiếp không cố tình; đặt mình vào vị trí của đối tác để hiểu;...).
- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp:
+ Nói về cảm xúc bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành để đối tác biết.
+ Giữ bình tĩnh, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử và cân nhắc điều mình muốn nói với đối tác để tránh xung đột.
+ Thể hiện sự thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau.
+ Lắng nghe tích cực để hiểu đúng ý của đối tượng giao tiếp, tránh hiểu lầm để gây mâu thuẫn, xung đột.
+ Đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để hiểu cảm xúc của họ.
a. Chia sẻ về thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân
Kế hoạch tài chính cá nhân sẽ giúp chúng ta chi tiêu hợp lí và tiết kiệm để phục vụ cho những dự định tương lai.
b. Cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí
- Cần thực hiện các nguyên tắc: tuân thủ, kiên nhẫn và linh hoạt.
- Tuân thủ đúng các định mức chi tiêu đã đề ra trong kế hoạch: số tiền hiện có; số tiền cần tiết kiệm; số tiền cần chi tiêu; cải thiện chi tiêu bằng cách nào?
- Rèn luyện thói quen ghi chép các khoản thu và chỉ hằng ngày để kiểm soát những khoản chi phát sinh không thực sự cần thiết.
- Nếu có những khoản chi đột xuất, cần điều chỉnh những khoản chi không thiết yếu.
- Tạo khoản thu nhập khác để bù vào những khoản chi cần thiết.
- Không bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi.