[toc:ul]
1. Các con đường thực dân phương Tây xâm nhập vào Đông Nam Á:
Thương mại, tôn giáo, ngoại giao, quân sự,…
2. Các con đường xâm nhập
Thương mại | Thành lập công ty thương mại, lập thương điếm để buôn bán với các nước Đông Nam Á. |
Tôn giáo | Các giáo sĩ truyền bá Thiên Chúa giáo, tìm hiểu địa lí, lịch sử, văn hóa của các nước Đông Nam Á. |
Ngoại giao | Chính phủ các nước phương Tây cử đại diện đến Đông Nam Á, đề nghị kí hiệp ước thương mại, xin phép cho giáo sĩ hoạt động. |
Quân sự | - Đông Nam Á hải đảo: + Thập niên 70 của thế kỉ XVI: Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược, đặt ách trị lên phần lớn các đảo Phi-lip-pin. + Năm 1898: Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ. + Đầu thế kỉ XVII: Hà Lan xâm chiếm lãnh thổ In-đô-nê-xi-a., + Đầu thế kỉ XIX: thực dân Anh chiếm Mã Lai làm thuộc địa. - Đông Nam Á lục địa: Cuối thế kỉ XIX: + Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma). + Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia. |
3. Con đường xâm nhập quan trọng nhất là quân sự, chiếm đánh.
- Về chính trị:
+ Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước.
+ Các thế lực phong kiến làm tay sai cho chính quyền thực dân.
- Về kinh tế:
+ Kinh tế Đông Nam Á trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp vật liệu rẻ.
+ Khai thác khoáng sản, chiếm ruộng đất, lập đồn điền.
+ Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng,….phục vụ nhu cầu khai thác thuộc địa.
- Về văn hóa:
+ Văn hóa phương Tây từng bước du nhập.
+ Thiên Chúa giáo trở thành tôn giáo phổ biến.
+ Phong tục, tư tưởng lạc hậu của người bản địa được duy trì.
- Về xã hội:
+ Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) vẫn tồn tại, bị phân hóa.
+ Các giai cấp và tầng lớp mới (công nhân, tư sản, tiểu tư sản) ra đời.
- Ở In-đô-nê-xi-a:
+ Thế kỉ XVII: Tơ-ru-nô Giô-giô kêu gọi nhân dân chống thực dân Hà Lan.
+ Năm 1825 – 1830: Hoàng tử Đi-pô Nơ-gô-rô lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang chống thực dân Hà Lan.
- Ở Phi-lip-pin: khởi nghĩa đảo Bô-hô, Lai-ơ-ta, Pan-ga-si-nan, I-lô-kô.