Giải sách bài tập Lịch sử 8 cánh diều bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Hướng dẫn giải bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX SBT lịch sử 8 cánh diều. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Câu 1. Một trong những biểu hiện về sự xâm nhập của tư bản phương Tây vào khu vực Đông Nam Á trong các thế kỉ XVI - XIX là

A. Truyền bá Thiên Chúa giáo.

B. Sử dụng người Hồi giáo cai trị. 

C. Truyền bá Hindu giáo.

D. Thay Thiên Chúa giáo bằng Phật giáo.

Hướng dẫn trả lời:

A. Truyền bá Thiên Chúa giáo.

Câu 2. Quốc gia ở Đông Nam Á bị thực dân Hà Lan xâm chiếm và cai trị là

A. Phi-lip-pin.

B. Ma-lai-xi-a.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Mi-an-ma.

Hướng dẫn trả lời:

C. In-đô-nê-xi-a.

Câu 3. Vào cuối thế kỉ XIX, Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia bị thực dân nào sau đây xâm chiếm và cai trị?

A. Hà Lan.

B. Pháp.

C Anh

D. Đức.

Hướng dẫn trả lời:

B. Pháp.

Câu 4. Các cuộc đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây đã

A. hạn chế được ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo. 

B. đưa tới sự thành lập nhiều quốc gia độc lập.

C. buộc thế lực đô hộ phải trao quyền tự trị. 

D. bị đàn áp bằng vũ lực và thất bại.

Hướng dẫn trả lời:

D. bị đàn áp bằng vũ lực và thất bại.

Câu 5. Dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây, xã hội Đông Nam Á có chuyển biến nào sau đây?

A. Xuất hiện giai cấp địa chủ.

B. Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.

B. Tầng lớp quý tộc mới chiếm tỉ lệ đông đảo nhất.

C. Xuất hiện thêm giai cấp địa chủ và tư sản. 

Hướng dẫn trả lời:

B. Xuất hiện các giai cấp và tầng lớp mới.

Câu 6. Hoàn thành bảng (theo mẫu) về tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của các nước Đông Nam Á dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây.

Lĩnh vực

Một số nét chính

Chính trị

?

Kinh tế

?

Văn hoá

?

Xã hội

?

Hướng dẫn trả lời:

Lĩnh vực

Một số nét chính

Chính trị

(1) Các nước Đông Nam Á lần lượt mất độc lập, trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây.

(2) Chính quyền thuộc địa được thiết lập tại mỗi nước, trong đó các thế lực phong kiến vẫn được duy trì, làm tay sai cho chính quyền thực dân.

Kinh tế

(1) Kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào các nước phương Tây, trở thành thị trường tiêu thụ, nơi cung cấp nguyên nhiên liệu giá rẻ cho các nước này.

(2) Tư bản phương Tây chủ yếu đầu tư vào khai thác khoáng sản và chiếm ruộng đất để lập đồn điền.

(3) Hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng.... được xây dựng nhằm phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa.

Văn hoá

(1) Văn hóa phương Tây từng bước du nhập một cách cưỡng bức vào các nước Đông Nam Á thông qua hệ thống giáo dục mới. Thiên Chúa giáo được tạo điều kiện phát triển và dần trở thành tôn giáo phổ biến.

(2) Nhiều phong tục và tư tưởng lạc hậu của người bản địa vẫn được duy trì để thực dân dễ cai trị.

Xã hội

Xã hội các nước Đông Nam Á chuyển biến mạnh mẽ dưới tác động của quá trình xâm lược và khai thác thuộc địa:

(1) Các giai cấp cũ (địa chủ, nông dân) tiếp tục tồn tại nhưng bị phân hoá;

(2) Các giai cấp và tầng lớp mới ra đời như: công nhân, tư sản, tiểu tư sản.

Câu 7. Quan sát lược đồ sau và dựa vào kiến thức đã học, hãy:

a. Cho biết các nước thực dân phương Tây đã phân chia thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á như thế nào.

b. Cho biết thực dân phương Tây nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực Đông Nam Á.

c. Tóm tắt cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á theo mẫu sau:

Hình 3.1. Lược đồ thuộc địa các nước phương Tây của khu vực Đông Nam Á cuối thế kỷ XIX.

Tên quốc gia

Thời gian

Hình thức đấu tranh

Kết quả

?

?

?

?

Hướng dẫn trả lời:

a. Cho biết các nước thực dân phương Tây đã phân chia thuộc địa ở khu vực Đông Nam Á như thế nào.

  • Tây Ban Nha hoàn thành xâm lược và đặt ách cai trị lên phần lớn các đảo của Phi-lip-pin vào thập niên 70 của thế kỉ XVI. Sau chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (1898), Phi-lip-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.

  • Hà Lan xâm chiếm lãnh thổ In-đô-nê-xi-a từ đầu thế kỉ XVII.

  • Đầu thế kỉ XIX, thực dân Anh cũng loại bỏ các đối thủ khác để chiếm Mã Lai (Ma-lai-xi-a) làm thuộc địa.

  • Cuối thế kỉ XIX, Anh chiếm Miến Điện (Mi-an-ma), Pháp tấn công và hoàn thành xâm lược Việt Nam, Campuchia, Lào.

b. Cho biết thực dân phương Tây nào có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực Đông Nam Á. 

Pháp là thực dân có nhiều thuộc địa nhất ở khu vực Đông Nam Á, sau khi lần lượt xâm chiếm Việt Nam, Campuchia và Lào.

c. Tóm tắt cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á theo mẫu sau:

Tên quốc gia

Thời gian

Hình thức đấu tranh

Kết quả

In-đô-nê-xi-a

Thế kỉ XVII - XIX

Đấu tranh vũ trang

Thất bại

Phi-líp-pin

Thế kỉ XVI - XIX

Đấu tranh vũ trang

Thất bại

Miến Điện

Thế kỉ XIX

Đấu tranh vũ trang

Thất bại

Việt Nam, Lào, Campuchia

Nửa sau thế kỉ XIX

Đấu tranh vũ trang

Thất bại

Câu 8. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 từ) mô tả đời sống của nhân dân Đông Nam Á dưới ách cai trị của thực dân phương Tây.

Hướng dẫn trả lời:

Dưới ách cai trị của thực dân phương Tây, đời sống của nhân dân Đông Nam Á đã trải qua những biến đổi đáng kể. Sự xâm lược và chiếm đóng của các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, và Pháp đã tạo ra sự thay đổi toàn diện trong văn hóa, kinh tế và chính trị của khu vực này.

Kinh tế của nhân dân Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ khi các thực dân phương Tây thực hiện chính sách khai thác tài nguyên và buôn bán. Các cây mủ cao su, cây cà phê, cây điều và hàng loạt sản phẩm nông nghiệp khác đã bị khai thác và xuất khẩu một cách cơ bản để làm giàu cho các quốc gia thực dân. Điều này dẫn đến việc ách thống trị kinh tế của người phương Tây, cướp đi cơ hội và tài nguyên của người dân bản địa.

Về mặt chính trị, quyền lực và quyết định được tập trung vào tay các quan chức thực dân. Người dân bản địa thường bị loại trừ khỏi quy trình quản lý và quyết định liên quan đến đất đai, thuế và hành chính. Điều này dẫn đến việc mất đi quyền tự quyết và tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

Văn hóa cũng bị ảnh hưởng mạnh mẽ. Các giáo dục, ngôn ngữ và tôn giáo bản địa thường bị đàn áp hoặc thay thế bằng các giá trị và ngôn ngữ của thực dân. Điều này gây ra sự mất mát về bản sắc văn hóa và ảnh hưởng lớn đến sự đa dạng văn hóa của khu vực.

 

Tóm lại, đời sống của nhân dân Đông Nam Á dưới ách cai trị của thực dân phương Tây đã trải qua những biến đổi to lớn, từ kinh tế đến chính trị và văn hóa. Sự ách thống trị và khai thác tài nguyên đã gây ra sự bất bình đẳng và mất mát về quyền tự quyết cho nhân dân bản địa, đồng thời cản trở sự phát triển bản sắc văn hóa và xã hội.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập lịch sử 8 cánh diều, Giải SBT lịch sử 8 CD bài 3, Giải sách bài tập lịch sử 8 CD bài 3: Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX

Xem thêm các môn học

Giải SBT lịch sử và địa lí 8 cánh diều

PHẦN LỊCH SỬ

CHƯƠNG 1. CHÂU ÂU VÀ BẮC MỸ TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯƠNG 2. ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XIX

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XVI ĐẾN THẾ KỈ XVIII

CHƯỜNG 4. CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 5. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC, KĨ THUẬT, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT TRONG CÁC THẾ KỈ XVIII - XIX

CHƯƠNG 6. CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

CHƯƠNG 7. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX

PHẦN ĐỊA LÍ

CHƯƠNG 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ, ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com