[toc:ul]
- Về chính trị:
+ Thi hành nhiều biện pháp để áp đặt và củng cố quyền cai trị trực tiếp ở Ấn Độ.
+ Thực hiện chính sách nhượng bộ tầng lớp trên của phong kiến bản xứ, biến bộ phận này thành tay sai; tìm cách khơi sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo,... ở Ấn Độ.
- Về kinh tế: Tiến hành cuộc khai thác quy mô, vơ vét nguồn nguyên liệu, bóc lột nhân công để thu lợi nhuận tối đa.
+ Nông nghiệp: Tăng cường chiếm đoạt ruộng đất để lập đồn điền.
→ Nông dân bị bần cùng, chết đói ngày càng nhiều.
+ Công nghiệp:
Đẩy mạnh khai thác hầm mỏ.
Phát triển công nghiệp chế biến.
Mở mang hệ thống đường giao thông.
→ Nhiều thành phố, hải cảng xuất hiện.
- Về xã hội:
+ Thi hành chính sách “ngu dân”.
+ Khuyến khích những tập quán lạc hậu và phản động.
→ Sự xâm lược, thống trị, bóc lột tàn bạo của thực dân Anh đã chà đạp lên quyền dân tộc thiêng liêng của nhân dân Ấn Độ.
→ Mâu thuẫn giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh là mâu thuẫn là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội.
→ Phong trào đấu tranh của tầng lớp nhân dân chống thực dân Anh, giải phóng dân tộc tất yếu phải nổ ra một cách quyết liệt.
+ Khởi nghĩa Xi-pay (1857 – 1959).
+ Phong trào đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại (1905 – 1908).
a. In-đô-nê-xi-a và Phi-lip-pin
- Phong trào giải phóng dân tộc ở In-đô-nê-xi-a
Thời gian | Sự kiện tiêu biểu |
Tháng 10 - 1873 | Nhân dân A-chê anh dũng chiến đấu chống 3 000 quân Hà Lan đổ bộ lên vùng này. |
1873 - 1909 | Khởi nghĩa nổ ra ở Tây Xu-ma-tơ-ra |
878 - 1907 | Khởi nghĩa của người Ba Tắc nổ ra ở Bắc Xu-ma-tơ-ra. |
1884 - 1886 | Khởi nghĩa nổ ra ở Ca-li-man-tan. |
Năm 1890 | Nổ ra cuộc khởi nghĩa do Sa-min lãnh đạo |
Đầu thế kỉ XX | Phong trào đấu tranh của công nhân phát triển với sự ra đời của Hiệp hội công nhân đường sắt (1905), Hiệp hội công nhân xe lửa (1908), Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (1920). |
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Phi-lip-pin
Thời gian | Sự kiện tiêu biểu |
Năm 1872 | Nhân dân thành phố Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Tây Ban Nha. Cuối cùng, cuộc khởi nghĩa thất bại. |
Cuối thế kỉ XIX | - Trong phong trào giải phóng dân tộc đã xuất hiện hai xu hướng: cải cách của Hô -xê Ri-dan và bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. - Cả hai xu hướng này đều khơi dậy ý thức dân tộc, chuẩn bị tiền đề cho cao trào cách mạng sau này. |
1896 - 1898 | Cuộc cách mạng bùng nổ, lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, đưa đến sự ra đời nước Cộng hoà Phi-líp-pin, nhưng sau đó lại bị Mỹ thôn tính. |
b. Phong trào giải phóng dân tộc ở ba nước Đông Dương
Sự kiện tiêu biểu | |
Việt Nam | - Giữa thế kỉ XIX: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Nổi bật là phong trào Cần vương, khởi nghĩa nông dân Yên Thế. - Đầu thế kỉ XX: phong trào giải phóng dân tộc theo khuynh hướng dân chủ tư sản với hai xu hướng chính là bạo động và cải cách. |
Cam-pu-chia | - Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do A-cha Xoa lãnh đạo (1863 – 1866), cuộc khởi nghĩa dưới sự chỉ hủy của nhà sư Pu-côm-bô (1866 – 1867). - Cuộc khởi nghĩa do Hoàng thân Si-vô-tha đứng đầu đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại lớn. |
Lào | Nhân dân đã nổi dậy đấu tranh chống thực dân Pháp, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của nhân dân Xa-van-na-khét do Pha-ca-đuốc lãnh đạo (1901 – 1903), cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo lãnh đạo ở cao nguyên Bô-lô-ven (1901 – 1907). |