[toc:ul]
1. Tác giả
- Tên: Nguyễn Ngọc Tư
- Năm sinh: 1976
- Quê quán: Cà Mau
- Thể loại sáng tác: truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết.
- Phong cách nghệ thuật: trong sáng, mộc mạc, thể hiện tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, giàu yêu thương.
- Tác phẩm tiêu biểu: Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Không ai qua sông (2016), Biên sử nước (2020)…
2. Tác phẩm
- Trích Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, (NXB Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 1998)
- Bố cục:
- Thể loại: tạp bút
- Phương thức biểu đạt: tự sự
1. Hình ảnh gió chướng
- Âm thanh: sẽ sàng từng giọt tinh thang, thoảng và e dè, mừng húm, hừng hực, dạt dào, cồn cào, nồng nhiệt…
- Nhà văn đã sử dụng từ ngữ, hình ảnh kết hợp biện pháp tu từ nhân hóa để miêu tả gió chướng, làm cho gió chướng hiện lên sống động, giống như con người.
- Mùa gió chướng cũng là mùa thu hoạch thể hiện qua các chi tiết:
+ gió chướng vào mùa thì lúa cũng vừa chín tới
+ liếp mía đợi gió mới chịu già, nước ngọt và trĩu
+ vú sữa chín cây lúc lỉu, căng bóng…
=> Khi gió chướng về, con người đón nhận rất nhiều niềm vui.
2. Tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi
- Tâm trạng “lộn xộn, ngổn ngang”: chờ đợi gió về nhưng khi gió về lại buồn vì gió về có nghĩa là sắp hết năm, sắp già thêm một tuổi, mỗi lần gió về lại cảm giác mình mất một cái gì đó không rõ ràng, không giải thích được,...
- Nhân vật “tôi” luôn mong ngóng, chờ đợi : gió chướng là gió Tết và cũng là mùa thu hoạch. Gió chướng đối với tác giả còn gợi nhắc đến quê hương, gắn liền với quê hương.
- Nỗi nhớ da diết của tác giả với gió chướng và cũng là nỗi nhớ quê hương mỗi khi đi xa “ai bán một mùa gió cho tôi”.
1. Nội dung
- Văn bản là những tình cảm, cảm xúc của tác giả khi mùa gió chướng về. Nỗi nhớ gió chướng cũng chính là nỗi nhớ quê hương da diết mỗi khi xa quê.
2. Nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu hình ảnh, mang màu sắc địa phương Nam Bộ.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa khiến gió chướng trở nên sống động, gần gũi.