Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Tôi đi học

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Tôi đi học. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế.

- Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ.

- Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo

- Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)…

- Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007

2. Tác phẩm

- Văn bản “Tôi đi học” là truyện ngắn xuất sắc của Thanh Tịnh, in trong tập “Quê mẹ” xuất bản năm 1941.

II. TÓM TẮT, NHÂN VẬT VÀ NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN

1. Tóm tắt

“Tôi đi học” kể lại câu chuyện về lần đầu tiên đến trường của nhân vật tôi. Trong ngày đầu tiên đi học ấy, khung cảnh quen thuộc trở nên khác lạ. Mọi cảm xúc bồi hồi, náo nức nảy nở trong lòng tôi. Tôi cảm thấy vô cùng lạ lẫm, trước sự hồi hộp và lo lắng cho khoảnh khắc khai trường, tôi còn có suy nghĩ rằng chỉ những ai thành thạo mới cầm nổi bút thước. Ấy thế mà mẹ đã giúp tôi vào lớp, dù tôi có òa khóc lên. Rồi tôi được ngồi vào bàn với bạn bè mới, tôi bắt đầu viết những dòng chữ đầu tiên.

2. Nhân vật

- Nhân vật chính trong văn bản chính là người kể chuyện xưng tôi.

- Nhân vật tôi được miêu tả qua các phương diện:

+ Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1.

+ Cảm xúc: ngày đầu tiên đi học đã khiến trong tôi nảy nở nhiều cảm xúc khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...)

+ Suy nghĩ:  tôi được miêu tả qua dòng hồi tưởng với những suy nghĩ đúng với lứa tuổi (những suy nghĩ lạ lẫm, lo sợ trong ngày đầu tiên đi học).

+ Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,...

3. Ngôn ngữ kể chuyện

Ngôn ngữ kể chuyện: Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất. Mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Cảm nghĩ của nhân vật tôi trên đường đến trường

- Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật “tôi” – người trong cuộc và được nhớ lại theo trình tự thời gian

- Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1):

+ Các chi tiết miêu tả không gian và thời gian ngày đầu tiên đi học: “Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, […] tự nhiên thấy lạ”

+ Các chi tiết miêu tả cảnh HS đến trường: “ Trong chiếc áo vải … vẻ khó khăn gì hết”

- Khi nhớ về những kỉ niệm cũ, nhân vật “tôi” có tâm trạng nao nức, mơn man, tưng bừng, rộn rã. -> Những từ ngữ diễn tả cảm xúc nhân vật đều là những từ láy, có tác dụng diễn tả một cách cụ thể tâm trạng khi nhớ lại cảm xúc thực của nhân vật “tôi” khi ấy, góp phần rút ngắn thời gian giữa quá khứ và hiện tại. 

- Sự xuất hiện của hình ảnh so sánh “Họ như những con chim đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay nhưng còn ngập ngừng e sợ” => Diễn tả cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của những cậu bé ngày đầu tiên tới trường.

=> Tóm lại, trên đường đến trường, “tôi" có tâm trạng háo hức, hồi hộp

2. Cảm nghĩ của nhân vật tôi lúc ở sân trường

- Cảm thấy ngôi trường vừa cao, vừa sạch sẽ, vừa oai nghiêm.

- Không khí của ngày hội tựu trường: náo nức,  vui vẻ nhưng cũng rất trang trọng.

- Tâm trạng của “tôi”:

+ Lo sợ vẩn vơ

+ Khi nghe tiếng trống trường: chơ vơ, vụng về.

+ Khi nghe thấy ông đốc gọi tên: Hồi hộp lúng túng “Trong lúc ông đọc tên từng người, tôi cảm thấy như quả tim tôi ngừng đập” -> cảm giác ngập ngừng, e sợ, hồi hộp đến căng thẳng của “tôi”

+ Cảm thấy sợ khi sắp rời bàn tay mẹ, dúi đầu vào lòng mẹ nức nở khóc theo bạn. “Tôi” cảm thấy mình như bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết

=> Tâm trạng lúng túng, rụt rè, lo lắng, sợ hãi thể hiện cảm xúc hồn nhiên, trong sáng của tuổi thơ.

3. Cảm nghĩ của nhân vật tôi trong lớp học

- Trong lớp học, nhân vật “tôi” cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi người, mọi vật “Trông hình gì treo … cảm thấy sự xa lạ một chút nào” -> ý thức những thứ đó sẽ gắn bó với mình lâu dài

- Những điều trên cho thấy nhân vật “tôi” giàu cảm xúc với trường lớp, với người thân và có những dấu hiệu trưởng thành trong nhận thức và tình cảm ngay từ ngày đầu tiên đi học.

IV. TỔNG KẾT

1. Nội dung

Truyện kể lại kỷ niệm trong sáng của tuổi học trò trong ngày tựu trường đầu tiên hết sức chân thực, tinh tế qua dòng hồi ức của nhà văn.

2. Nghệ thuật

- Bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nghĩ của nhân vật tôi theo trình tự thời gian buổi tựu trường.

- Đan xen yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Nghệ thuật so sánh tạo hiệu quả diễn đạt cao, kết hợp các từ láy, tính từ, động từ giàu hình ảnh và sinh động.

- Ngôn ngữ hình ảnh trong sáng, giàu chất thơ, nhẹ nhàng phù hợp với tâm trạng ngây thơ, rụt rè của những đứa trẻ trong buổi tựu trường đầu tiên.

3. Đặc trưng thể loại

a. Tình huống truyện

- Cách kể chuyện hấp dẫn tự nhiên

- Miêu tả tinh tế, chân thực diễn biến tâm trạng của ngày đầu tiên đi học.

b. Xây dựng nhân vật

- Xây dựng nhân vật rất chân thực, mộc mạc và chi tiết

c. Ngôn ngữ

- Sử dụng ngôn ngữ giàu yếu tố biểu cảm, hình ảnh so sánh độc đáo ghi lại dòng liên tưởng, hồi tưởng của nhân vật “tôi”

- Giọng điệu trữ tình trong sáng

- Ngôn ngữ gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi; cách kể chuyện tự nhiên.

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 1 Tôi đi học, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 1 Tôi đi học, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net