[toc:ul]
1. Các đoạn văn diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp
a. Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự các ý từ khái quát đến cụ thể. Ở đoạn văn diễn dịch, câu chủ đề đứng đầu đoạn văn, nêu ý khái quát của cả đoạn, các câu còn lại phát triển theo ý của câu chủ đề
b. Đoạn văn quy nạp là đoạn văn trình bày vấn đề theo trình tự từ các ý cụ thể đến ý khái quát. Ở đoạn văn quy nạp, câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
c. Đoạn văn song song là đoạn văn không có câu chủ đề, các câu trong đoạn có quan hệ bình đẳng với nhau và cùng có tác dụng làm rõ ý khái quát nêu ở phần trước hoặc sau đó
d. Đoạn văn phối hợp là đoạn văn vừa có câu chủ đề ở đầu đoạn, vừa có câu chủ đề ở cuối đoạn, tức là kết hợp cách trình bày ở đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.
2. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ
- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, số liệu, kí hiệu, biểu đồ, … được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm minh hoạ, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.
- Bên cạnh các phương tiện trên, trong trò chuyện trực tiếp, người ta còn dùng một số cử chỉ để thể hiện điều muốn nói
Bài tập 1:
Biểu đồ trong văn bản trên là Hình 1. Nước biển dâng từ cuối thế kỉ XIX đến năm 2010 từ các nguồn dữ liệu khác nhau, có tác dụng minh hoạ rõ ràng, giúp người đọc nhận ra nội dung quan trọng của bài viết: Trong vòng 130 năm (từ năm 1880 đến năm 2010), mực nước biển toàn cầu đã dâng lên hơn 20 xăng-ti-mét
Bài tập 2:
a. Các số liệu là 40% (dân số cư ngụ gần biển), 600 triệu (người) người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển và 10 (mét trở xuống). Các số liệu 600 triệu (người) và 10 (mét) nói rõ số lượng người sống trong khu vực cao hơn mực nước biển không nhiều (chỉ từ 10 mét trở xuống). Các số liệu trên đây cho thấy số liệu sống gần biển, chịu ảnh hưởng của hiện tượng nước biển dâng là rất lớn
b. Các số liệu là 28 (số tỉnh thành ven biển), 64 (tổng số tỉnh thành) và hơn 3000 km (đường bờ biển). Các số liệu này nêu cụ thể số tỉnh thành ven biển trên tổng số tỉnh thành và số ki lô mét đường bờ biển của Việt Nam. Các số liệu cho thấy Việt Nam thực sự là một quốc gia biển và với đặc điểm đó, bên cạnh những lợi thế do biển đem lại, Việt Nam chắc chắn cũng chịu ảnh hưởng nhiều của hiện tượng nước biển dâng
c. Số liệu là 72% (diện tích bề mặt Trái đất). Số liệu này cụ thể hoá diện tích biển và đại dương so với diện tích bề mặt Trái đất (chiếm hơn 2/3)
d. Các số liệu là khoảng 35 – 85 xăng-ti-mét nêu dự kiến cụ thể về mức tăng của nước biển vào cuối thế kỉ mới. Số liệu dự kiến này cho thấy mức tăng của nước biển trong thế kỉ tới sẽ mạnh hơn nhiều so với giai đoạn trước (1880 – 2010) và điều đó đòi hỏi nhân loại, đặc biệt là các nước ven biển cần có giải pháp để hạn chế, khắc phục tác hại của hiện tượng nước biển dâng
Bài tập 3:
a) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn diễn dịch.
Câu chủ đề của đoạn văn ở đầu đoạn: Bên cạnh thủy triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió.
b) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn song song. Hai câu trong đoạn đều nói về hậu quả của tình trạng mưa lớn kéo dài
c) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn quy nạp.
Câu chủ đề của đoạn văn ở cuối đoạn: Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
d) Đoạn văn thuộc kiểu đoạn văn phối hợp (kết hợp cách trình bày diễn dịch và quy nạp)
Câu chủ đề của đoạn văn lần lượt đứng ở đầu và cuối đoạn:
- Không chỉ gây thiệt hại về về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người.
- Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người.
Bài tập 4:
a. Hiện tượng nước biển dâng là một trong những vấn đề đáng lo ngại, tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta ngày nay. Nó gây ra những hậu quả khôn lường như: tình trạng ngập lụt ngày càng tăng đối với các khu vực đất thấp, tăng tốc độ xói mòn dọc theo các bờ biển và làm tăng độ mặn tại các cửa và nguồn nước ngầm. Bên cạnh đó, khi nước biển dâng cao lên nhanh chóng, nó trực tiếp phá hủy đến các hệ thống sông ngòi và nước ngầm của thành phố, khiến nguy cơ thiếu nước ngọt trầm trọng, dần dần sẽ ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của người dân.
→ Câu chủ đề nằm ở câu đầu: Hiện tượng nước biển dâng là một trong những vấn đề đáng lo ngại, tác động trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta ngày nay.
b. Thiệt hại mà lũ lụt gây ra không chỉ là tài sản mà còn con người. Việt Nam là một trong những quốc gia trên thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề do lũ lụt. Lũ lụt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, thiệt hại về hoa màu, cây trồng, ngập úng gây ra tình trạng thiếu lương thực. Thậm chí, lũ lụt còn có thể khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh khốn đốn, lâm nguy. Tóm lại, thông qua những tác hại trên thì ta có thể khẳng định rằng lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới.
-> Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn: Tóm lại, thông qua những tác hại trên thì ta có thể khẳng định rằng lũ lụt là một trong những thảm họa nguy hiểm nhất trên thế giới.