Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Đổi tên cho xã

Ôn tập kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Đổi tên cho xã. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Lưu Quang Vũ (1948 – 1988), ông sinh ra ở Phú Thọ, là con trai của nhà viết kịch Lưu Quang Thuận.

- Là một con người tài năng nhưng gặp nhiều bất hạnh. Ông đã mất trong một vụ tai nạn giao thông khi sự nghiệp đang nở rộ.

- Kịch của Lưu Quang Vũ mang nhiều cách tân độc đáo; quan tâm thể hiện xung đột trong cách sống và quan niệm sống, bày tỏ khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

- Một số tác phẩm chính: Hồn Trương Ba, da hàng thịt; Hương cây; Tôi và chúng ta; Sống mãi tuổi 17; Nàng Sita; Ngọc Hân công chúa,....

b. Tác phẩm

- Văn bản Đổi tên cho xã là văn bản trích từ vở hài kịch Bệnh sĩ nổi tiếng của Lưu Quang Vũ

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Tóm tắt

- Văn bản kể lại sự kiện đổi tên của xã Cà Hạ, đồng thời thông báo tới tất cả mọi người trong xã những điều đổi mới của xã.

- Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh mọi người trong làng đang gặp phải khó khăn về kinh tế, tiền bạc, ruộng vườn bỏ không, chăn nuôi đình đốn.

2. Nội dung chính

- Nội dung văn bản Đổi tên cho xã kể về câu chuyện đổi tên của một xã: từ xã Cà Hạ đổi tên thành xã Hùng Tâm cho đến tên các tổ, đội, các bộ phận, ngành nghề trong xã, tất cả đều được đổi tên mới sao cho hùng tráng, mới mẻ, tiên tiến, … Nhưng chỉ là đổi tên bên ngoài, mọi việc bên trong vẫn như cũ

- Nội dung đoạn trích Đổi tên cho xã liên quan mật thiết với tên vở kịch Bệnh sĩ. Nội dung nói về một làng quê nghèo mang tên Cà Hạ. Người dân ở đây hiền lành, chân chất nhưng ông Toàn Nha (chủ tịch xã) lại háo danh, thích “sĩ diện”. Lẽ ra phải đổi mới cách làm ăn để cuộc sống người dân được no đủ thì ông Nha lại chỉ quan tâm đến việc đặt ra những cái tên sang trọng và hiện đại

3. Cách trình bày kịch bản và chỉ dẫn sân khấu

a. Cách trình bày kịch bản

- Văn bản chủ yếu nêu tên hệ thống nhân vật và lời thoại của mỗi nhân vật

- Ngoài các nhân vật kèm lời thoại, văn bản kịch còn có các chỉ dẫn sân khấu (lời của tác giả kịch bản chỉ dẫn về bối cảnh, ánh sáng, đạo cụ, trang phục, hành động, …)

- Điểm khác giữa cách trình bày kịch bản và cách trình bày một truyện ngắn, bài kí:

+ Trong cách trình bày kịch bản, nội dung được thể hiện qua các lời đối thoại của các nhân vật, lồng vào sử dụng những từ ngữ mang tính hài hước, gây cười.

+ Trong cách trình một truyện ngắn, bài kí, nội dung chủ yếu sẽ được thể hiện qua các lời văn.

b. Chỉ dẫn sân khấu

- Ví dụ về chỉ dẫn sân khấu trong văn bản Đổi tên cho xã tiêu biểu nhất là đoạn mở đầu (in nghiêng) 

- Chức năng của các chỉ dẫn sân khấu: giúp người đọc hình dung ra bối cảnh không gian trụ sở Uỷ ban xã phố Cà với những trang trí hình thức loè loẹt, âm thanh (pháo nổ) ầm ĩ, huyên náo và đông đảo nhân dân trong xã chuẩn bị cho buổi lễ đổi tên. 

4. Nhân vật

a. Nhân vật Toàn Nha

- Đây là nhân vật tiêu biểu cho thói chuộng hư danh, háo danh, “bệnh” hình thức, không chú trọng nội dung, chất lượng công việc, ... – một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội

- Để khắc hoạ tính cách nhân vật này, tác giả đã tập trung tô đậm từ các phương tiện như cách tổ chức trang trí cuộc họp (chỉ dẫn sân khấu) và chủ yếu là ngôn ngữ (lời nói, lời phát biểu, ...). Những lời nói rất dài dòng, văn hoa, sáo rỗng, ... nhằm làm nổi bật một con người chỉ nói mà không làm

-> Nhân vật ông Chủ tịch xã Toàn Nha tiêu biểu cho kiểu người thích sống giả dối trong xã hội. Ông Nha là một người sống giả dối và tham vọng một cách mù quáng. Ông mong ước xây dựng và phát triển một xã khoa học để ông vẻ vang với các xã khác và với cấp trên. Ông tìm hiểu những nơi khác nhưng chỉ tìm hiểu một cách hời hợt, chưa có sự phân tích tình hình thực tế của xã mình đã vội vàng đổi mới. Ông muốn phát triển kinh tế nhưng lại vất bỏ những thứ vốn là cần câu cơm của người dân nơi đây. Ông nói những từ ngữ khoa chương, lố bịch như "Bây giờ làm ăn mới rồi, quy mô khoa học....Đâu muốn hoạn phải mang lợn đến tận trụ sở". Ông nói rất cao siêu nhưng thực tế thì phũ phàng bởi những lời ông nói chỉ là sáo rỗng, ông phong chức một cách tràn lan nhưng thực tế thì chẳng ra đâu vào đâu, chính những người giữ chức đó còn chẳng hiểu mình sẽ làm gì.

b. Các nhân vật khác

Câc nhân vật khác hầu hết đều là những người ông dân chân lấm tay bùn, quanh năm quen việc đồng áng. Khi nghe sự chỉ đạo của ông Toàn Nha, họ hưởng ứng tán thưởng vì tất cả đều mong muốn xã mình sẽ trở nên tân tiến, phát triển đúng với tên gọi mới của nó. 

- Bạch Bá Thình từ chức Đội trưởng đội Sáu thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ kiêm Trưởng ban Ngoại vụ của Liên hợp xã.

- Lê Khắc Tự từ chức Tổ trưởng Tổ nề mộc thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Xây dựng và kiến thiết cơ bản.

- Hà Thị Thủ từ chức Cửa hàng trưởng Cửa hàng mua bán xã thành người giữ chức Chủ nhiệm Công ty dịch vụ Thương nghiệp Hùng Tâm.

- Hà Văn Ruộng từ chức Đội trưởng đội Hai thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Điều phối nhân lực và sản xuất nông nghiệp.

- Bà Độp từ chức Trưởng trại lợn thành người giữ chức Chủ nhiệm Trung tâm Chăn nuôi gia súc [....]

5. Đặc điểm của hài kịch thể hiện qua Đổi tên cho xã

- Đặc điểm hài kịch được thể hiện ở câu chuyện và các yếu tố hình thức: xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, ... và nội dung: đề tài, chủ đề, ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả; ... Cụ thể:

+ Thủ pháp trào phúng: Hài kịch thường sử dụng thủ pháp phong đại (nói quá) về một sự việc, hiện tượng. Trong đoạn trích, sự việc đổi tên xã và các tên tổ, đội, ngành nghề truyền thóng thành hiện đại đều được dùng thủ pháp phóng đại.

+ Nhân vật trong tác phẩm có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. 

+ Văn bản có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế. 

III. Tổng kết

1. Nội dung

Văn bản Đổi tên cho xã đã nêu lên và phê phán một hiện tượng nhức nhối trong xã hội Việt Nam, đó là thích sĩ diện.

2. Nghệ thuật

- Văn bản sử dụng thủ pháp phóng đại, tạo nên tiếng cười châm biếm, hài hước sâu sắc và giàu ý nghĩa

3. Đặc trưng thể loại

- Văn bản mang đậm đặc trưng của thể loại hài kịch:

+ Nhân vật không có sự tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩa và hành động, lời nói và việc làm, ...

+ Ngôn ngữ hài hước, gây cười

+ Sử dụng thủ pháp phóng đại

Tìm kiếm google: Giải ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Đổi tên cho xã, giải ngữ văn 8 sách cánh diều bài 4 Đổi tên cho xã, giải ngữ văn 8 CD

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net