[toc:ul]
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu được chủ đề của tác phẩm.
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…)
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết.
- Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
a. Tác phẩm truyện được giới thiệu ngay ở phần mở bài: “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm văn học xuất sắc từng đoạt nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế về sách dành cho thiếu nhi”. Ngoài ra cũng trong phần này, người viết đã nêu ý kiến khái quát về tác phẩm: “Tác phẩm đã cuốn hút ta vào một thế giới tươi sáng, trong trẻo và yên tĩnh lạ lùng”
b. Phần đầu của thân bài đã nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm: “Trong đó, nhân vật “tôi”- một cậu bé mười tuổi … cùng những trải nghiệm tuyệt vời”
c. Các câu nêu chủ đề của tác phẩm: “Dường như nhà văn muốn gửi đến người đọc một thông điệp: Hãy mở rộng mọi giác quan, , mở rộng tâm hồn mình để cảm nhận vẻ đẹp diệu kì của sự sống, cỏ cây, đất trời”. Những bằng chứng được trích từ tác phẩm để làm sáng tỏ chủ đề là:
- Ở khu vườn đó, cậu bé đã cảm nhận thế giới bằng tâm hồn tĩnh lặng, trí tưởng tượng phong phú và các giác quan tinh nhạy: “Bạn hãy tưởng tượng, một buổi sáng mờ sương. Bạn vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ và bạn chợt hiểu khu vườn nói gì”
- “Chẳng hạn trong câu chuyện Ngày bí mật, khi cô Hồng mất đi đứa con đầu tiên, nhân vật “tôi” đã thể hiện sự suy tư về sự chia sẻ tinh tế trong đời sống “Tôi vẫn còn nhớ mẹ thường hay nói với tôi, khi một ai đó buồn, họ cần rất nhiều người để chia sẻ. Nỗi buồn chỉ vơi đi bằng tình thương chứ không có một phương thuốc nào hết. Khi chia sẻ một nỗi buồn, chúng ta sẽ không buồn hơn, nhưng người khác lại vui hơn””
- …
d. Một số câu nêu nhận xét, phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:
- “Nhiều truyện trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ không có cốt truyện rõ ràng, chỉ là những chuyện vụn vặt thường ngày”
- “Trong nhiều câu chuyện, nhân vật “tôi luôn muốn sẻ chia, đối thoại với người đọc”
-…
Các bằng chứng được trích từ tác phẩm:
- “Chẳng hạn, truyện Ghét cái răng khểnh đem đến bài học hãy luôn tự hào về ngoại hình của mình và tôn trọng nét riêng của người khác …”
- Ví dụ: “Tôi cũng muốn kể cho các bạn nghe nữa, vì như vậy các bạn sẽ giữ giùm tôi một điều bí mật…”
- …
e. Các câu khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện: “Trong tác phẩm, người bố đã giải thích cho cậu bé về ý nghĩa của món quà: “Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Có thể nói, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một món quà đẹp mà người viết đã trao tặng đến bạn đọc”
1. Xác định tác phẩm truyện cần phân tích
2. Tìm ý và lập dàn ý
- Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm (nhan đề, tác giả); nêu ý kiến khái quát về tác phẩm
- Thân bài:
+ Nêu nội dung chính của tác phẩm
+ Nêu chủ đề của tác phẩm
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm
- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm
3. Viết bài