Tiến hành quá trình ozone hoá 100g oxi theo phản ứng sau: 3O2{g) (oxygen) → 2O3(g) (ozone)

THÔNG HIỂU

Bài tập 17.6. Tiến hành quá trình ozone hoá 100g oxi theo phản ứng sau:

3O2{g) (oxygen) →   2O3(g) (ozone)

Hỗn hợp thu được có chứa 24% ozone về khối lượng, tiêu tốn 71,2 kJ. Nhiệt tạo thành ΔfHo298 của ozone (kJ/mol) có giá trị là

A. 142,4.    B.284,8.       C.-142,4.        D.-284,8.

Bài tập 17.7. Cho phản ứng hydrogen hoá ethylene sau:

H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C - CH3(g)

Biết năng lượng liên kết trong các chất cho trong bảng sau:

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

Liên kết

Phân tử

Eb (kJ/mol)

C=C

C2H4

612

C – C

C2H6

346

C – H

C2H4

418

C – H

C2H6

418

H – H

H2

436

 

 

 

Biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng có giá trị là

A. 134.      B.-134.      C.478.          D. 284.

Bài tập 17.8. Cho phương trình phản ứng sau:

2H2(g) + O2(g) —› 2H2O(l) ∆H=-572 kJ

Khi cho 2g khí H2 tác dụng hoàn toàn với 32g khí O2 thì phản ứng

A. toả ra nhiệt lượng 286 kJ.       

B. thu vào nhiệt lượng 286 kJ.

C. toả ra nhiệt lượng 572 kJ.         

D. thu vào nuệt lượng 572 kJ.

Bài tập 17.9. Tính biến thiên enthalpy theo các phương trình phân ứng sau, biết nhiệt sinh của NH3 bằng - 46 kJ/mol.

N2(g) + 3H2(g) →  2NH3(g) (1)

12N2(g) + 32H2(g) →  2NH3(g)  (2)

So sánh ∆H (1) và ∆H (2). Khi tổng hợp được 1 tấn NH3 thì nhiệt lượng toả ra hay thu vào là bao nhiêu? Tính theo hai phương trình phản ứng trên thì kết quả thu được giống nhau hay khác nhau.

Bài tập 17.10. Cho các phản ứng sau:

CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) (1)

C(graphite) + O2(g) → CO2(g) (2)

Tính biến thiên enthalpy của các phản ứng trên. (Biết nhiệt sinh (kJ/mol) của CaCO3, CaO và CO2 lần lượt là - 1207, - 635 và - 393,5)

Bài tập 17.11. Cho các phản ứng sau và biến thiên enthalpy chuẩn:

(1) 2NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + H2O(I) + CO2(g)  ΔrHo298 = + 20,33 kJ

(2) 4NH3(g) + 3O2(g) → 2N2(g) + 6H2O(l) $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ = - 1531 kJ

Phân ứng nào tỏa nhiệt? Phản ứng nào thu nhiệt?

Câu trả lời:

Bài tập 17.6. Đáp án: A

$n_{O_{3}}=\frac{100.24}{48.100}$=0,5 (mol)

$\Delta _{f}H_{298}^{o}=\frac{71,2.2}{0,5}$=284,8

$\Delta _{f}H_{298}^{o} = 2\Delta _{f}H_{298}^{o}(O_{3}) - 3\Delta _{f}H_{298}^{o}(O_{2})$

                   = 2$\Delta _{f}H_{298}^{o}(O_{3})$ - 3.0 = 284,8 (kJ)

⇒$\Delta _{f}H_{298}^{o}(O_{3})$ = 142,4 (kJ/mol)

Bài tập 17.7. Đáp án: B

Bài tập 17.8. Đáp án: A

$n_{H_{2}}$= 1mol; $n_{O_{2}}$= 1mol 

⇒ O2 dư, H2 phản ứng hết.

Q = $\frac{1}{2}$∆H = -286 (kJ)

Bài tập 17.9. ∆H (1) = 2. (-46) - 0 - 0 = -92 (kJ/mol)

∆H (2) = (-46) - 0 - 0 = -46 (kJ/mol)

Phản ứng toả nhiệt (do ∆H < 0) và ∆H (1) = 2. ∆H (2)

khi tổng hợp 1 tấn NH3 thì nhiệt lượng tỏa ra = $\frac{46.10^{6}}{17}$=$2,7.10^{6}$ (kJ)

Tính theo 2 phương trình phản ứng đều ra kết quả giống nhau

Bài tập 17.10. ∆H (1) = (-635) + (-393,5) - (- 1207) = +178,5 (kJ/mol)

∆H (2) = (-393,5) - 0 - 0 = -393,5 (kJ/mol)

Bài tập 17.11. 

phản ứng (1) có $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ > 0 là phản ứng thu nhiệt

phản ứng (2) có  $\Delta _{r}H_{298}^{o}$ < 0 là phản ứng tỏa nhiệt 

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com