Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT Bài 19: Đặc điểm chung của nấm

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 19: Đặc điểm chung của nấm. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4. NẤM

BÀI 19. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NẤM

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nấm

  1. Trong tự nhiên, nấm có hình dạng, kích thước và màu sắc rất khác nhau
  2. Trong tự nhiên, hầu hết nấm có hình dạng giống nhau
  3. Trong tự nhiên, nấm chỉ giống nhau về hình dạng, khác nhau về kích thước
  4. Trong tự nhiên, nấm giống nhau về màu săc, kích thước, khác nhau về hình dạng

Câu 2: Trong suốt vòng đời của mình, nấm

  1. Có hình dạng cố định
  2. Có kích thước cố định
  3. Có hình dạng, kích thước và màu sắc không cố định
  4. Có hình dạng cố định nhưng kích thước và màu sắc thì thay đổi

Câu 3: Các đặc điểm về hình dạng, kích thước, màu sắc có thể thay đổi tùy theo

  1. Độ tuổi
  2. Trạng thái sinh lí
  3. Môi trường sống
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Nấm có thể sống ở

  1. Dưới nước
  2. Trên bờ
  3. Rất nhiều nơi trên Trái Đất
  4. Không xác định được vị trí cụ thể của nấm

Câu 5: Nấm mũ được chia làm mấy bộ phận?

  1. 4
  2. 3
  3. 2
  4. 1

Câu 6: Các bộ phận của nấm mũ gồm

  1. Mũ nấm, thân nấm, chân nấm
  2. Đầu nấm, thân nấm, chân nấm
  3. Đầu nấm, cành nấm, chân nấm
  4. Mũ nấm, cành nấm, chân nấm

Câu 7: Phát biểu đúng về nấm là

  1. Chỉ có 1 loại nấm duy nhất
  2. Có ít hơn 10 loại nấm
  3. Nấm rất đa dạng
  4. Hầu như nấm không còn tồn tại trên Trái Đất

Câu 8: Nấm khác nhau có hình dạng

  1. Khác nhau
  2. Giống nhau
  3. Giống hình dạng rau cải
  4. Có hình tròn

Câu 9: Kích thước của các loại nấm khác nhau thì

  1. Giống nhau
  2. Khác nhau
  3. Hầu hết các loại nấm đều giống nhau về kích thước, chỉ có số ít là khác nhau
  4. Không so sánh được

Câu 10: Màu sắc của các loại nấm khác nhau thì

  1. Giống nhau
  2. Khác nhau
  3. Hầu hết các loại nấm đều giống nhau về màu sắc, chỉ có số ít là khác nhau
  4. Không so sánh được

Câu 11: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

  1. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định
  2. Hình dạng, kích thước cố định
  3. Kích thước, màu sắc không cố định
  4. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định

Câu 12: Nấm có thể sống ở

  1. Đất ẩm
  2. Rơm rạ mục
  3. Thức ăn
  4. Cả A, B, C

Câu 13: Nấm rơm có thể sống ở

  1. Đất ẩm
  2. Rơm rạ mục
  3. Thức ăn
  4. Hoa quả

Câu 14: Nấm mốc có thể sống ở

  1. Đất ẩm
  2. Rơm rạ mục
  3. Thức ăn
  4. Gỗ mục

Câu 15: Nấm tai mèo có thể sống ở

  1. Đất ẩm
  2. Rơm rạ mục
  3. Thức ăn
  4. Gỗ mục

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Nấm có hình mũ, hình chóp, hình cầu, hình sợi,…thể hiện

  1. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau
  2. Màu sắc của nấm rất phong phú
  3. Nấm có thể quan sát bằng mắt thường
  4. Cả A, B, C

Câu 2: Nấm có màu nâu, vàng, trắng, đỏ,…thể hiện

  1. Nấm có nhiều hình dạng khác nhau
  2. Màu sắc của nấm rất phong phú
  3. Nấm có thể quan sát bằng mắt thường
  4. Cả A, B, C

Câu 3: Nấm có thể quan sát bằng

  1. Mắt thường
  2. Kính hiển vi
  3. Kính cận
  4. Cả A và B

Câu 4: Nấm có thể quan sát bằng kính hiển vi là

  1. Nấm mốc, nấm men
  2. Nấm hương, nấm rơm
  3. Nấm tai mèo, nấm kim châm
  4. Nấm linh chi đỏ, nấm men

Câu 5: Cho hình ảnh sau

Nấm sống ở

  1. Rơm rạ mục
  2. Thân cây
  3. Đất ẩm
  4. Thức ăn

Câu 6: Cho hình ảnh sau

Nấm sống ở

  1. Rơm rạ mục
  2. Thân cây
  3. Đất ẩm
  4. Thức ăn

Câu 7: Cho hình ảnh sau

Nấm sống ở

  1. Rơm rạ mục
  2. Thân cây
  3. Đất ẩm
  4. Thức ăn

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Cho hình vẽ sau

Cấu tạo của nấm theo thứ tự từ trên xuống là

  1. Chân nấm, thân nấm, mũ nấm
  2. Mũ nấm, thân nấm, chân nấm
  3. Thân nấm, mũ nấm, chân nấm
  4. Mũ nấm, chân nấm, thân nấm

Câu 2: Nấm thường mọc ở đất ẩm, rơm rạ, xác thực vật,…Đây là những nơi

  1. Ẩm ướt, giàu dinh dưỡng
  2. Ẩm ướt, không có dinh dưỡng
  3. Độ ẩm thấp, nhiều vi khuẩn
  4. Thiếu không khí, nhiều rác thải

Câu 3: Loại nấm nào dưới đây được xếp vào nhóm nấm mũ ?

  1. Nấm hương
  2. Nấm mỡ
  3. Nấm rơm
  4. Tất cả các phương án trên

Câu 4: Tên gọi của loại nấm sau là

  1. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  2. Nấm hương
  3. Nấm rơm
  4. Nấm kim châm

Câu 5: Tên gọi của loại nấm sau là

  1. Nấm tai mèo (mộc nhĩ)
  2. Nấm hương
  3. Nấm rơm
  4. Nấm kim châm

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Vì sao sau mưa một thời gian, trong vườn thường mọc lên nhiều nấm?

  1. Vì sau mưa, lượng nước nhiều, đất đủ độ ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  2. Vì sau mưa, lượng không khí nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  3. Vì sau mưa chất dinh dưỡng trong đất nhiều hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển
  4. Vì sau mưa đất có nhiều khí ô-xi hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển

Câu 2: Cho các phát biểu sau về nấm men

(1) Nấm men thường sống trên trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật và con người

(2) Nấm men có kích thước rất nhỏ

(3) Nấm men có thể quan sát được bằng mắt thường

(4) Nấm men có hình dạng giống với nấm kim châm

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Cho các phát biểu sau về nấm mốc

(1) Nấm mốc thường sống ở những nơi ẩm ướt

(2) Nấm mốc có thể sống trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày

(3) Nấm mốc không thể nhìn bằng mắt thường

(4) Nấm mốc thường sống trên da của động vật

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 KNTT, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 Kết nối trí tuệ, trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 bài 19: Đặc điểm chung của nấm

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm khoa học 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net