Trắc nghiệm Khoa học 4 KNTT Bài 27: Phòng tránh đuối nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học 4 Kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 27: Phòng tránh đuối nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

BÀI 27. PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1:  Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cảnh báo bể bơi không có rào chắn
  2. Cảnh báo nước sâu
  3. Cảnh báo dễ xảy ra tai nạn
  4. Nước mát, có thể bơi

Câu 2: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cảnh báo nước sâu.
  2. Cảnh báo trơn trượt.
  3. Cảnh báo nước nông.
  4. Cảnh báo cấm tắm.

Câu 3: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Cấm bơi lội.
  2. Cấm thi bơi
  3. Cấm bơi mà không dùng phao
  4. Cấm nghịch nước

Câu 4: Để phòng tránh đuối nước, chúng ta nên

  1. Tự ý rủ bạn học đi tắm sông
  2. Học bơi
  3. Chơi gần giếng nước
  4. Cả A, B, C

Câu 5: Chúng ta có thể bơi lội an toàn trong khu vực nào sau đây?

  1. Đập thủy điện
  2. Tắm ở sông, hồ gần nhà
  3. Thác nước sâu không có người trông
  4. Bể bơi có quản lý.

Câu 6: Đâu không phải nguyên tắc an toàn khi tập bơi?

  1. Tắm tráng trước khi xuống nước.
  2. Khởi động trước khi xuống nước.
  3. Giữ vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân.
  4. Nô đùa, nghịch trong khi bơi.

Câu 7: Khởi động trước khi bơi không có động tác

  1. Xoay khớp cổ tay, chân.
  2. Xoay khuỷu tay.
  3. Lặn 15 phút.
  4. Ép đùi trước và cổ chân.

Câu 8: Sau khi bơi, chúng ta cần

  1. Vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
  2. Ăn nhiều chất béo để bổ sung năng lượng.
  3. Uống nhiều nước nóng.
  4. Chạy bộ 5 vòng quanh bể bơi.

Câu 9: Trong khi bơi, chúng ta nên

  1. Bơi ra chỗ nước sâu cho thoải mái.
  2. Dừng bơi nếu cảm thấy mệt
  3. Rủ bạn bè bơi ra xa bờ.
  4. Tập lặn lâu dưới nước

Câu 10: Trước khi bơi, chúng ta nên

  1. Khởi động bằng các động tác phù hợp.
  2. Uống các chất kích thích.
  3. Quàng khăn chặt để giữ ấm cơ thể.
  4. Chạy 5 vòng quanh bể bơi

Câu 11: Đâu không phải các đồ bảo hộ cần thiết khi bơi?

  1. Kính bơi.
  2. Mũ bơi.
  3. Khăn len.
  4. Áo phao.

Câu 12: Đâu không phải động tác vệ sinh cơ thể sau khi bơi?

  1. Làm khô tai theo hướng dẫn của huấn luyện viên.
  2. Tắm tráng cơ thể.
  3. Rửa mắt đúng cách.
  4. Để cơ thể tự khô.

Câu 13: Nếu quả bòng bị rơi xuống nước, ta có thể lấy bằng cách

  1. Bơi xuống lấy.
  2. Nhờ bạn xuống lấy.
  3. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  4. Tự bơi thuyền ra lấy.

Câu 14: Khi gặp người bị đuối nước, ta nên

  1. Nhờ sự giúp đỡ của người lớn.
  2. Bơi ra ứng cứu.
  3. Gọi bạn ra cứu.
  4. Bỏ đi.

Câu 15: Biển cảnh báo sau có ý nghĩa gì?

  1. Khu vực dễ xảy ra tai nạn.
  2. Cấm nhảy xuống nước.
  3. Khu vực có camera giám sát.
  4. Được phép bơi

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Vì sao chúng ta phải khởi động trước khi bơi?

  1. Làm nóng cơ thể.
  2. Chống chuột rút và bong gân.
  3. Chống bệnh tim.
  4. Giúp cơ thể không bị cảm lạnh.

Câu 2: Vì sao chúng ta phải vệ sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau khi bơi?

  1. Tránh bệnh béo phì.
  2. Tránh bệnh liện quan đến tai, mũi, họng
  3. Tránh bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Tại sao không nên bơi khi quá đói?

  1. Vì bơi cần tiêu tốn nhiều năng lượng dễ bị hạ đường huyết.
  2. Vì bơi khi đói dễ mắc bệnh thiếu máu thiếu sắt.
  3. Dễ bị béo phì.
  4. Dễ khiến chúng ta bị suy dinh dưỡng thấp còi.

Câu 4: Tại sao không nên bơi khi quá no?

  1. Dễ bị thừa chất bột đường.
  2. Dễ bị nôn ói và ngạt nước.
  3. Dễ bị thừa chất béo.
  4. Dễ bị các bệnh về mắt.

Câu 5: Đâu là nguyên nhân dẫn đến chuột rút khi bơi?

  1. Không khởi động kĩ trước khi bơi.
  2. Cơ thể thiếu canxi.
  3. Dùng sức quá mạnh khi bơi.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 6: Hiện tượng đuối nước xảy ra khi 

  1. Phổi, khí quản của người bị nước tràn vào khiến cho cơ quan hô hấp bị tắc, cơ thể bị thiếu ô-xi dẫn đến ngừng thở.
  2. Cơ thể hít phải quá nhiều khí các-bô-níc.
  3. Lượng bụi trong không khí quá cao, làm cơ thể bị thiếu khí ô-xi.
  4. Bệnh bạch biến.

Câu 7: Tại sao không nên bơi khi đang ốm, mệt, nổi gai ốc?

  1. Dễ cảm thấy đói.
  2. Dễ bị nhiễm lạnh.
  3. Dễ bị chuột rút, cảm lạnh, ngất xỉu.
  4. Dễ suy giảm hệ miễn dịch.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Có thể bơi lội nơi có biển báo nào sau đây


  1. B.

  2. D. Tất cả các khu vực có biển báo trên đều không bơi lội được.

Câu 2: Sau khi tập bơi xong, em thấy bạn tập của mình mặc đồ ướt đi về nhà và không tắm tráng. Em sẽ làm gì?

  1. Cách làm của bạn rất hay nên em sẽ làm theo.
  2. Khuyên bạn tắm tráng và thay đồ bộ đồ khô.
  3. Mắng bạn ngu.
  4. Nói với các bạn khác để trêu chọc bạn.

Câu 3: Các bạn em rủ em bơi lội ở khu vực dưới đây, em sẽ làm như thế nào?

  1. Em sẽ đi theo vì khu vực này có nhiều người và có cả người lớn.
  2. Em rủ thêm nhiều bạn khác đi cùng.
  3. Em sẽ mang thêm phao bơi và một số đồ bảo hộ khác.
  4. Em không đi và khuyên các bạn không nên đi.

Câu 4: Theo em những nguy hiểm mà con người có thể gặp phải khi đi bơi lội ở khu vực này là

  1. Nước sâu.
  2. Có đá ngầm.
  3. Nước sâu và có đá ngầm.
  4. Sóng lớn.

Câu 5: Hãy phân tích việc làm của hai bạn nhỏ trong ảnh dưới và đưa ra lời khuyên.

  1. Hai bạn đang chơi gần miệng giếng sâu, sân giếng lại mọc rêu trơn trượt, em khuyên các bạn tìm chỗ an toàn hơn để chơi.
  2. Hai bạn đang chơi đùa rất vui vẻ tuy nhiên không nên té nước có thể dẫn đến cảm lạnh.
  3. Hai bạn nhỏ đang chơi đùa không để ý đến chiếc xe, em khuyên bạn chú ý hơn tránh để mất cắp.
  4. Hai bạn chơi đùa rất vui vẻ, em ngỏ lời muốn chơi cùng.

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Cho các phát biểu sau về phòng tránh đuối nước

(1) Trước khi xuống nước, phải phán đoán các tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối nước

(2) Để phòng tránh đuối nước ta nên tự học bơi và dạy bạn bơi

(3) Chỉ dùng áo phao khi đi biển, nếu ra hồ bơi thì không cần dùng áo phao

(4) Che chắn bể chứa nước, rào kín ao, khu vực ngập nước

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 2: Cho các phát biểu sau về nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi

(1) Không tắm tráng sau khi xuống nước để tiết kiệm nước

(2) Nên khởi động trước khi xuống nước

(3) Chỉ cần giữ vệ sinh cá nhân

(4) Nếu bể bơi không quá sâu thì có thể tự xuống mà không cần người giám sát

(5) Có thể tự do nô đùa, nghịch trong khi bơi

Số phát biểu đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1) Khi quan sát thấy vùng nước chảy xiết nhưng nước không quá sâu, chúng ta vẫn có thể xuống bơi

(2) Phải ăn thật no trước khi bơi để tránh bị tụt đường huyết

(3) Dòng nước lớn, các nơi ngập nước không gây đuối nước nếu ta đi qua

(4) Nên thuyết phục các bạn tránh xa những nơi có nguy cơ bị đuối nước

Số phát biểu không đúng là

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4
Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 KNTT, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 Kết nối trí tuệ, trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 bài 27: Phòng tránh đuối nước

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm khoa học 4 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net