Câu 1.
Các sông của vùng Nam Bộ:sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Tây, sông Vàm Cỏ Đông, …
Câu 2.
Đặc điểm thiên nhiên | Đông Nam Bộ | Tây Nam Bộ |
Địa hình |
Đông Nam Bộ có địa hình cao hơn Tây Nam Bộ Đồi thoải lượn sóng và đồng bằng chiếm phần lớn diện tích |
Tây Nam Bộ có địa hình thấp hơn Đông Nam Bộ Tây Nam Bộ (còn gọi là Đồng bằng sông Cửu Long) có địa hình bằng phẳng và thấp, nhiều vùng đất ngập nước như: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau. Vùng ven biển có nhiều bãi đất thấp chịu ảnh hưởng mạnh của biển. |
Sông ngòi | Đông Nam Bộ có ít sông ngòi hơn Tây Nam Bộ. Sông Đồng Nai là sông lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Ở đây có nhiều hồ lớn được xây dựng để cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt như: hồ Dầu Tiếng, hồ Trị An,.... | Tây Nam Bộ có hai sông lớn là sông Tiền và sông Hậu (đoạn hạ lưu của sông Mê Công). Do hai sông này đổ ra biển bằng chín cửa nên có tên là sông Cửu Long (chín con rồng). Ở Tây Nam Bộ, người dân đào nhiều kênh rạch nối các sông với nhau, làm cho nơi đây có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. |
Đất | Đông Nam Bộ chủ yếu là đất đỏ badan và đất xám. | Tây Nam Bộ có ba loại đất chính là: đất phù sa, đất phèn và đất mặn. |
Câu 3.
Vào mùa khô thường xảy ra tình trạng thiếu nước ngọt và đất nhiễm mặn. Điều này dẫn đến giảm năng suất nông nghiệp, chất lượng nước, đa dạng sinh học đất và xói mòn đất.