Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

THÔNG HIỂU

Bài tập 22.11. Trong dãy hydrogen halide, từ HCl đến HI, nhiệt độ sôi tăng dần chủ yếu do nguyên nhân nào sau đây?

A. Tương tác van der Waals tăng dần.  

B. Phân tử khối tăng dần.                       

C. Độ bền liên kết giảm dần.

D. Độ phân cực liên kết giảm dần.

Bài tập 22.12. Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ phân cực của liên kết biến đổi như thế nào? 

A. Tuần hoàn             B. Tăng dần.           

C. Giảm dần.             D. Không đổi.

Bài tập 22.13. Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. NaHCO3.   B. CaCO3.    C. NaOH      D. MnO2.

Bài tập 22.14. Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào sau đây?

A. FeCO3            B. Fe.              C. Fe(OH)2.        D. Fe2O3

Bài tập 22.15. Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?

A. Phenolphthalein.              B. Hồ tinh bột.

C. Quỳ tím.                           D. Nước brom.

Bài tập 22.16. Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thuỷ tinh là do xảy ra phản ứng hoá học nào sau đây? 

A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O.

B. NaOH + HF → NaF + H2O

C. H2 + F2 → 2HF. 

D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.

Bài tập 22.17. Trong dãy hydrohalic acid, tử HF đến HI, tính acid tăng dần do nguyên nhân chính là 

A. tương tác van der Waals tăng dần.

B. độ phân cực liên kết giảm dần.

C. phân tử khối tăng dần.

D. độ bền liên kết giảm dần.

Bài tập 22.18. Cho muối halide nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì chỉ xảy ra phản ứng trao đổi?

A. KBr.               B. KI.              C. NaCl.             D. NaBr. 

Bài tập 22.19. Phát biểu nào sau đây không đúng? 

A. Dung dịch hydrofluoric acid có khả năng ăn mòn thuỷ tinh.

B. NaCl rắn tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, thu được hydrogen chloride.

C. Hydrogen chloride tan nhiều trong nước.

D. Lực acid trong dãy hydrohalic acid giảm dần từ HF đến HI.

Bài tập 22.20. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt hai dung dịch NaF và NaCl? 

A. HCl.            B. HF.             C. AgNO3.          D. Br2.

Câu trả lời:

Bài tập 22.11. Đáp án: A

Bài tập 22.12. Đáp án: C

Bài tập 22.13. Đáp án: D (do số oxi hoá của Cl tăng từ - 1 đến 0)

MnO2 + 4HCl → MnCl2+ Cl2 + 2H2O

Bài tập 22.14. Đáp án: B (do số oxi hoá của H giảm từ  +1 đến 0)

Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2

Bài tập 22.15. Đáp án: C

Bài tập 22.16. Đáp án: A

Bài tập 22.17. Đáp án: D

Bài tập 22.18.  Đáp án: C

NaCl + H2SO4 $\overset{<250^{o}C}{\rightarrow}$ NaHSO4 + HCl

Bài tập 22.19. Đáp án: D

Bài tập 22.20. Đáp án: C

Nhỏ từ từ AgNO3 vào lần lượt 2 dung dịch

  • dung dịch NaF không có hiện tượng.
  • dung dịch NaCl xuất hiện kết tủa trắng.

NaCl + AgNO3 → NaNO3 + AgCl (↓)

Xem thêm các môn học

Giải SBT hóa học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com