[toc:ul]
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “ai…”, “đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy: Việc lặp cấu trúc đó giúp cho VB thêm giàu nhạc điệu và hấp dẫn. Biện pháp tu từ điệp ngữ còn giúp nhà thơ nhấn mạnh niềm vui phơi phới, tinh thẩn lạc quan cách mạng, khí thế tiến bước đi lên của cả dân tộc. Từ “Ai” là đại từ phiếm chỉ, nó không chỉ riêng một người cụ thể nào mà có ý nghĩa khái quát, đại diện cho tất cả mọi người, cho cả cộng đồng, cả dân tộc Việt Nam.
“Ta đi tới” mạch thơ cuồn cuộn, câu thơ đi ào ạt như thác chảy, như quân đội nhân dân của ta tiến bước, như dân tộc ta nghìn triệu người đạp băng tất cả những trở lực để đi tới hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nhà thi sĩ đã mở hồn thơ mình theo kích thước của Tổ quốc, trong một tấm lòng đã ủ ôm bao nhiêu tên đất, tên nước, tên tỉnh, tên khu; trong một cái nhìn đã gợi lại mười mấy năm khởi nghĩa, đấu tranh cách mạng; mắt ngắm "rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt", tai nghe tiếng hát trên sông, nhìn xuống thấy con đường rộng mới làm, ngẩng lên là trời thu xanh lồng lộng! Ðó là cảm tưởng của dân tộc ta làm chủ đất nước, làm chủ lịch sử, làm chủ gân cốt, sức lực của mình, nhất định "ta đi tới".
Sau chiến thắng Ðiện Biên Phủ của ta, quân địch phải ký kết đình chiến; trước biến chuyển lịch sử lớn lao: chúng ta chiến thắng dành được hòa bình và từ nông thôn trở về thành thị, cái mầm thơ rộng lớn đã tiềm tàng từ trước vụt xuất hiện trong bài thơ hay nhất của Tố Hữu: “Ta đi tới”. “Ta đi tới” mạch thơ cuồn cuộn, câu thơ đi ào ạt như thác chảy, như quân đội nhân dân của ta tiến bước, như dân tộc ta nghìn triệu người đạp băng tất cả những trở lực để đi tới hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Những đoạn thơ sử dụng các phép lặp cấu trúc càng nhấn mạnh thêm niềm tự hào của nahf thơ trước chiến thắng lịch sử của dân tộc. Những địa điểm trong các câu thơ trải đều từ Bắc vào Nam càng nhấn mạnh, khẳng định hơn nữa sự hứng khởi của dân tộc ta khi được làm chủ đất nước.