Câu 1:
- Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia qua môi trường khí và rắn (sợi chỉ)
- Khi âm truyền trong môi trường thì âm bị hấp thụ dần nên càng xa nguồn âm thì âm càng nhỏ dần rồi tắt hẳn nên khi bạn A đưa cốc ra xa tai không nghe thấy bạn B nói
Kết luận: Âm thanh có thể truyền qua môi trường chất rắn lỏng và chất
Câu 2:
Khi nhúng hộp đựng đồng hồ báo thức đang kêu vào nước thì có nghe thấy tiếng chuông báo thức. Vì nguồn âm đặt trong cốc chứa không khí và bịt kín miệng cốc bằng miếng nilông, cốc đặt trong chất lỏng (nước). Suy ra âm phát ra từ nguồn âm truyền trong không khí trong cốc, truyền sang nước rồi truyền qua không khí ngoài hồ nước đến tai.
Câu hỏi:
Câu 1:
- Âm thanh truyền được trong môi trường chất lỏng: Những người hay đi câu cá cho biết không thể câu được cá khi có người đi tới gần bờ. Đó là vì cá đã nghe được tiếng chân người truyền qua đất, qua nước và bỏ đi ra xa.
- Âm thanh truyền được trong môi trường chất rắn: Một bạn A úp tai xuống mặt bạn, bạn B gõ tay lên đầu bàn còn lại. Bạn A nghe được âm thanh khi bạn B gõ bàn
- Âm thanh truyền được trong môi trường chất khí: Cô giáo gõ trống trường, Bạn A đứng từ cổng trường học vẫn nghe thấy
Câu 2:
- Tiếng vó ngựa: Âm phát ra do bước chân ngựa chạm đất.
- Xem đất là vật rắn, do đó đất là môi trường truyền âm tốt hơn không khí, nhờ đó khi áp tai xuống đất ta có thể nghe rõ tiếng vó ngựa ở khoảng cách xa mà tai đặt trong không khí có thể không nghe rõ.