Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Truyện ngắn trên viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề Người mẹ vườn cau.

Câu 2. Theo em, chủ đề của truyện ngắn Người mẹ vườn cau là gì?

Câu 3. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Ngôi kể ấy có tác dụng như thế nào? 

Câu 4. Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau có gì đáng chú ý?

Câu 5. Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu nào? Em ấn tượng với chi tiết nào nhất? Vì sao?

Câu 6. Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6 – 8 dòng).

Câu trả lời:

Câu 1. 

  • Truyện ngắn trên viết về đề tài sự biết ơn và kính trọng trong cuộc sống.
  • Nhan đề ngắn gọn, đầy súc tích khi nói về hình ảnh người mẹ già ở nơi quê nhà có những đứa con hiên ngang, anh dũng đã ra đi bảo vệ Tổ quốc. Truyện đã viết về  kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Hình ảnh người bà gắn liền với những vườn cau bà trồng. Qua đó cho chúng ta bài học về lòng biết ơn trong cuộc sống.

Câu 2. 

Theo em, chủ đề bài viết là nói về những con người giàu đức hi sinh, anh dũng vì lí tưởng cách mạng lớn lao, đánh đổi lại một nền hòa bình cho Tổ quốc ta.

Câu 3. 

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Cách kể này giúp người kể  thể hiện được những cảm xúc, cách nhìn cùng tiếng nói nội tâm của nhân vật. Qua đó người đọc có thể cảm nhận rõ và hiểu hơn về cảm xúc của nhân vật.

Câu 4. 

Cốt truyện của văn bản này không giống các truyện ngắn thông thường. Truyện được kể theo dòng hồi tưởng của nhân vật tôi. Mở đầu tác phẩm tác giả đã nhắc đến việc làm văn về mẹ, với đề bài mở nhưng nhân vật “tôi” vẫn không thể nghĩ ra không nên bắt đầu như nào. Sau đó nhân vật bắt đầu dòng hồi tưởng về người bà. Cuối cùng kết truyện bài văn của nhân vật tôi tuy 4 điểm nhưng không hề buồn vì tả về mẹ đâu chỉ bằng vài câu.

Câu 5.

- Hình ảnh “người mẹ vườn cau” đã được tái hiện với những chi tiết tiêu biểu:

+ Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.

+ Nội bán ve chai

+ Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.

+ Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.

+ Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.

-  Em ấn tượng với chi tiết khi người ba nói rằng bà nội là một bà mẹ anh hùng. Nhắc tới đây, em vô cùng xúc động và càng biết ơn về sự hi sinh thầm lặng đó. Bà là hậu phương vững chắc cho những đứa con của mình đi chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Và khái niệm về anh hùng đã không còn dập khuôn như suy nghĩ ban đầu của nhân vật “tôi”. Qua đó, em càng thấy biết ơn và trân trọng cuộc sống này hơn vì những con người thế hệ trước đã anh dũng, sẵn sàng đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình đất nước cho ngày hôm nay.

Câu 6. 

Qua văn bản "người mẹ cây cau", tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Với ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn "Người mẹ vườn cau" đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Hình ảnh bà nội cũng là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại, một người phụ nữ đã hi sinh rất nhiều vì đất nước những năm kháng chiến. Qua truyện ta thấu hiểu, biết ơn, kính trọng những người đã hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì nền hòa bình tổ quốc và những người mẹ anh hùng . 

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net