Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?

Câu 1. Vấn đề nghị luận của văn bản là gì?

A. Những lí do khiến trẻ em thích Hoàng tử bé

B. Những bài học bổ ích từ cuốn sách Hoàng tử bé

C. Những nhân vật đáng yêu trong truyện Hoàng tử bé

D. Những nỗ lực của Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri khi viết Hoàng tử bé

Câu 2. Tên các mục được in đậm trong văn bản (Hãy nhìn lại thế giới bằng trái tim; Hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc) thể hiện yếu tố nào trong bài văn nghị luận?

A. Luận đề

B. Luận điểm

C. Lí lẽ

D. Bằng chứng

Câu 3. Câu nào ở phần (3) có nêu bằng chứng gián tiếp từ tác phẩm?

A. Cây bao báp giống như phép ẩn dụ về những thói hư hoặc khó khăn trong cuộc đời con người.

B. Hoàng tử bé có nhắc đến sự sinh sôi nảy nở nhanh chóng của một loài cây mang tên bao báp.

C. Vậy nên, hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc.

D. Hãy tạo những thói quen tốt làm nền tảng để xây dựng cho mình một tương lai tươi sáng.

Câu 4. Văn bản này không nhằm hướng tới mục đích nào?

A. Khẳng định giá trị tư tưởng của cuốn sách Hoàng tử bé

B. Giới thiệu cốt truyện hấp dẫn của cuốn sách Hoàng tử bé

C. Thu hút sự quan tâm chú ý của người đọc đối với cuốn sách Hoàng tử bé

D. Ghi nhận thành công của tác giả Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri qua cuốn sách Hoàng tử bé

Câu 5. Ghép mỗi ô ở cột A với một ô ở cột B để có được những xác nhận đúng:

Câu 6. Tìm một câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú. Tác dụng của thành phần phụ chú đó là gì?

Câu 7. Hình thức trình bày của văn bản “Hoàng tử bé” - một cuốn sách diệu kì có gì đáng chú ý? Nêu tác dụng của hình thức trình bày ấy.

Câu 8. Vì sao tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận”? Hãy đưa ra bằng chứng cho câu trả lời của em.

Câu 9. Nêu và lí giải về một điểm tương đồng trong cách trình bày của phần (2) và phần (3).

Câu 10. Trong hai bài học được tác giả rút ra từ truyện Hoàng tử bé, em thấy bài học nào hữu ích hơn với bản thân? Vì sao?

Câu trả lời:

Câu 1. 

B. Những bài học bổ ích từ cuốn sách Hoàng tử bé

Câu 2. 

B. Luận điểm

Câu 3. 

A. Cây bao báp giống như phép ẩn dụ về những thói hư hoặc khó khăn trong cuộc đời con người.

Câu 4. 

B. Giới thiệu cốt truyện hấp dẫn của cuốn sách Hoàng tử bé

Câu 5. 

1- b

2 - a 

3 - d

4 - c 

Câu 6. 

Câu trong văn bản có sử dụng thành phần phụ chú: "Vích-to Huy-gô, đại văn hào Pháp, đã từng nói:...nó đi."."

Tác dụng: giải thích Vích-to Huy-gô là một đại văn hào người Pháp.

Câu 7. 

Bắt đầu mỗi phần là tên mục được in đậm. Việc này giúp cho người đọc dễ theo dõi, nắm bắt được nội dung chính của từng phần.

Câu 8. 

Tác giả cho rằng “cần đặt mình ở các phương diện khác nhau khi đánh giá một vấn đề, và, cần dùng trái tim để cảm nhận” vì việc nhìn nhận vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đa chiều về vấn đề đó. Việc cảm nhận bằng trái tim giúp chúng ta dễ dàng đồng cảm với suy nghĩ của người khác, thấy được những điều mà người đó muốn thể hiện.

Ví dụ: Một bức tranh vẽ một người phụ nữ đang ôm một đứa bé của một đứa trẻ mồ côi, người không suy nghĩ nhiều sẽ chỉ đơn thuần coi đó là một bức vẽ về mẹ con bình thường, không đặc sắc. Nhưng khi đặt bản thân vào vị trí người vẽ, chúng ta sẽ thấy rằng, đó là khát vọng về hạnh phúc gia đình, về tình mẫu tử của một đứa trẻ không có mẹ.

Câu 9. 

Điểm tương đồng về cách trình bày:

  • Mỗi phần đều có tên đầu mục in nghiêng, in đậm.
  • Trong phần phân tích có sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề.
  • Cuối mỗi phần đều có đoạn kết luận về một bài học.

Việc trình bày như vậy tạo ra sự đồng bộ về kết cấu trong bài phân tích, giúp người đọc dễ nhìn, dễ theo dõi và nắm bắt nhanh chóng nội dung. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chi tiết từ tác phẩm Hoàng tử bé để làm sáng tỏ vấn đề giúp liên kết các phần với nội dung chính của tác phẩm.

Câu 10. 

Trong hai bài học được tác giả rút ra từ truyện Hoàng tử bé, em thấy bài học "Hãy luôn luôn cố gắng trong mọi việc" là hữu ích nhất với bản thân. Bởi lẽ, hiện tại, khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, em phải chịu rất nhiều áp lực từ việc học tập. Điều này đôi lúc khiến em cảm thấy mệt mỏi và muốn bỏ dở, không muốn chú tâm học tập. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến em bị sa sút trong học tập và rèn luyện. Vậy nên, em cần luôn cố gắng trong mọi việc, đặc biệt là việc học.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com