1. Ôn tập văn học nước ngoài
a) Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu sau:
Tác phẩm/ Đoạn trích | Tác giả (năm sinh, năm mất, quốc tịch) | Thể loại | Nội dung chính | Đặc sắc nghệ thuật |
|
|
|
|
|
Trả lời:
Tác phẩm/ Đoạn trích | Tác giả (năm sinh, năm mất, quốc tịch) | Thể loại | Nội dung chính | Đặc sắc nghệ thuật |
Cô bé bán diêm | An- đéc- xen (1805 – 1875; Đan Mạch) | Truyện ngắn | Khơi gợi lòng thương cảm đối với những em bé bất hạnh, thắp lên ngọn lửa của tình yêu thương và lòng nhân hậu. | Nghệ thuật kể chuyện, cách tổ chức các yếu tố mộng tưởng và hiện thực trong tác phẩm. |
Đánh nhau với cối xay gió | Xéc – van – téc (1547 – 1616; Tây Ban Nha) | Tiểu thuyết | Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn- ki –hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội | Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật |
Chiếc lá cuối cùng | O-Hen-ri (1862 – 1910; Mỹ) | Truyện ngắn | Ca ngợi tình yêu thương cao cả của những con người nghèo khổ với nhau. | Kết cấu truyện đảo ngược tình huống hai lần. |
Hai cây phong | Ai-Ma-Tốp (1928 – 2008, Liên Xô) | Truyện ngắn | Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng gắn liền với những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku- ku –rêu. | Cách xây dựng mạch kể ; Cách miêu tả giàu hình ảnh và lời văn giàu cảm xúc. |
b) Tác phẩm Cô bé bán diêm kết thúc có hậu không? Điều đó có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Cái kết của tác phẩm Cô bé bán diêm là một cái kết không có hậu. Câu chuyện khép lại nhưng để trong lòng người đọc nỗi băn khoăn, day dứt khôn nguôi, suy nghĩ về tình người, cuộc đời. Nhà văn không né tránh sự thật phũ phàng. Em bé từ giã cõi đời vì không có ai thương em, che chở cho em. Trước khi chết đói, em đã chết bởi sự vô cảm của người đi đường.
=> Cái chết của em đã để lại trong lòng mỗi người sự ám ảnh, như một sự tố cáo, phê phán xã hội lạnh lùng, thờ ơ và cũng là một thông điệp, một lời đề nghị của tác giả về hãy biết chia sẻ tình yêu thương đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
c) Theo em, nếu bối cảnh thời gian không phải là đêm giao thừa và ngày đầu năm mới thì giá trị nội dung của tác phẩm Cô bé bán diêm sẽ thay đổi như thế nào? Vì sao?
Trả lời:
Bối cảnh không gian là đêm giao thừa và ngày đầu năm mới là lúc mọi người, mọi nhà quây quần, đoàn tụ bên nhau với những ánh đèn rực rỡ, những món ăn ngon và không khí đầm ấm. Không gian này đặt vào hoàn cảnh của tác phẩm giúp tác giả thể hiện rõ ràng sự đáng thương, tội nghiệp, sự tương phản dữ dội giữa một em bé bơ vơ, lạc lõng, đói rách với không khí ấm cúng, vui vẻ của bao người. Chính vì thế, nếu không phải là bối cảnh không gian ấy thì giá trị nội dung của tác phẩm sẽ không được thể hiện thông điệp, ý niệm của tác giả một cách rõ ràng, sâu sắc.
d) Sự tương phản trong tính cách của Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa có ý nghĩa gì trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió?
Trả lời:
Sự tương phản về mọi mặt giữa Đôn Ki – hô – tê và Xan – chô – Pan – xa tạo nên một cặp nhân vật bất hủ trong văn học. Sự đối lập ở các khía cạnh của nhân vật này làm nổi bật điểm tương ứng của nhân vật kia.
=> Qua đó, điều này giúp tác giả thể hiện nội dung của đoạn trích, đó là sự chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền của Đôn Ki – hô – tê , phê phán thói thực dụng, thiển cận của Xan – chô – Pan – xa cũng như con người trong đời sống xã hội.
e) Tình cảm nào chi phối ngòi bút của Ai – ma – tốp trong đoạn trích Hai cây phong?
Trả lời:
Đọc tác phẩm, chúng ta có thể thấy ngòi bút của tác giả hiện lên với tình cảm gắn bó, yêu quê hương, nhớ nhung nơi chôn rau cắt rốn tha thiết. Tình yêu đặc biệt đối với hai cây phong mà tác giả coi như những người bạn đã trở thành một phần tâm hồn của anh, chi phối cả niềm vui và nỗi buồn của người họa sĩ.
g) Chỉ ra hệ thống luận điểm và nhận xét về cách lập luận của Ru – xô trong đoạn trích Đi bộ ngao du.
Trả lời:
* Hệ thống luận điểm của tác phẩm:
* Nhận xét về cách lập luận: Cách lập luận trên rất chặt chẽ, logic, tạo cho văn bản sự mạch lạc, thống nhất. Các luận điểm được sắp xếp theo trình tự từ yếu tố chính đến phụ, yếu tố quan trọng nhất được đưa lên đầu tiên.
h) Phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của O – Henri.
Trả lời:
Hình tượng chiếc lá cuối cùng trong tác phẩm cùng tên của O-Henri là biểu tượng cho cái đẹp và nghệ thuật. Chiếc lá cuối cùng đã kiên cường vượt qua giông bão giúp giôn- xin thức tỉnh, thay đổi suy nghĩ và vượt qua bạo bệnh. Hình ảnh chiếc lá cũng là hiện thân cho niềm tin, niềm hi vọng của con người trong cuộc sống, nếu không ngừng chiến đấu chúng ta nhất định sẽ chiến thắng.
i) Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong truyện Chiếc lá cuối cùng có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Kết cấu đảo ngược tình huống hai lần trong chuyện Chiếc lá cuối cùng là một sáng tạo đặc sắc trong nghệ thuật kể chuyện của tác giả. Nghệ thuật đảo ngược là yếu tố giúp tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn và gây hứng thú, tạo yếu tố bất ngờ cho độc giả.
k) Những yếu tố nào tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục?
Trả lời:
Những yếu tố tạo nên chất “hài” trong đoạn trích Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục:
+ Sự chênh lệch, mất cân xứng giữa nội dung và hình thức, giữa cái bên trong và bên ngoài là nguyên tắc cơ bản để nhà văn tạo ra cái hài. Ở lớp kịch này cũng vậy, Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sư khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười:
+ Nhân vật Giuốc-đanh xuất hiện từ đầu đến cuối, với thói học đòi kệch cỡm đã trở thành con rối để bác phó may và những tay thợ phụ giật dây làm nổ ra những trận cười sảng khoái cho khán giả.
2. Ôn tập văn bản nhật dụng
a) Lập bảng thống kê những văn bản nhật dụng đã học trong chương trình Ngữ văn 8 theo mẫu sau:
Văn bản | Tác giả | Nội dung chính | Phương thức biểu đạt |
|
|
|
|
Trả lời:
Văn bản | Tác giả | Nội dung chính | Phương thức biểu đạt |
Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 | Sở Khoa học – Công nghệ Hà Nội | Môi trường | Thuyết minh |
Ôn dịch, thuốc lá | Nguyễn Khắc Viện | Tệ nạn ma túy, thuốc lá | Thuyết minh, nghị luận và biểu cảm |
Bài toán dân số | Thái An | Dân số và tương lai loài người | thuyết minh và Nghị luận |
b) Những văn bản trên có điểm nào giống và khác nhau về hình thức và nội dung?
Trả lời:
* Giống:
* Khác:
c) Văn bản nhật dụng có vai trò gì trong đời sống?
Trả lời:
Văn bản nhật dụng là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,… về những vấn để, những hiện tượng gần gũi, bức xúc với cuộc sống con người và cộng đồng.
=> Vai trò, chức năng của văn bản nhật dụng thể hiện ở tính cập nhật của nó: VBND kịp thời đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày, cuộc sống hiện đại thể hiện rõ ở chức năng, để tài (đề tại có tính chất cập nhật). Văn bản nhật dụng tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp học sinh hòa nhập với xã hội.
3. Ôn tập phần Tập làm văn
a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
Trả lời:
Văn bản cần có tính thống nhất để không bị lạc sang chủ đề khác
=> Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
Trả lời:
Tóm tắt văn bản tự sự giúp người đọc nắm được ngắn gọn, nhanh chóng nội dung chính của tác phẩm tự sự được tóm tắt so với văn bản gốc.
- Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải:
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
Trả lời:
Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giúp sự việc được thể hiện cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể.
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
Trả lời:
Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý:
e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.
Trả lời:
Văn bản thuyết minh cung cấp các tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân…của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội con người .
Ví dụ: Văn bản thuyết minh về hoa sen sẽ cho chúng ta biết được đặc điểm, hình dáng của hoa cũng như công dụng của nó trong cuộc sống của con người.
g) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?
Trả lời:
Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước:
h) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.
Trả lời:
Để thuyết minh sự vật, có rất nhiều phương pháp kết hợp như: nêu định nghĩa, giải thích, liệt kê, dùng số liệu so sánh, đối chiếu, phân tích, phân loại, nêu ví dụ,…
i) Thế nào là luận điểm trong bài văn nghị luận?
Trả lời:
Luận điểm trong bài văn nghị luận là ý kiến thể hiện tư tưởng quan điểm của bài văn, được nêu ra dưới hình thức khẳng định hoặc phủ định, là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.
k) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài văn nghị luận có tác dụng gì?
Trả lời:
Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong bài văn nghị luận giúp bài cho việc trình bày các luận cứ trong văn bản được rõ ràng, cụ thể, có hiệu quả thuyết phục cao vì tác động tới cảm xúc của người nghe.
l) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về hình thức, nội dung?
Trả lời:
Yêu cầu của văn bản tường trình:
Yêu cầu của văn thông báo:
Bài 1. Từ hình tượng nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, em rút ra kinh nghiệm gì về việc đọc sách?
Trả lời:
Qua nhân vật Đôn – ki – hô – tê trong đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió, ta có thể rút ra cho mình kinh nghiệm: Đầu tiên là cần phải chọn sách tốt để đọc. Khi đọc sách cần có sự chọn lọc thông tin, tiếp nhận kiến thức một cách chủ động, gắn liền với thực tiễn, đùng để bản thân đắm chìm vào trong những trang sách đến mức mê muội, hoang tưởng.
Bài 2. Em học được điều gì ở cách hành văn của Ru – xô trong đoạn trích Đi bộ ngao du?
Trả lời:
Ở tác phẩm Đi bộ ngao du, cách hành văn của tác giả rất từ tốn, hồn nhiên, thoati mái, không có gì nặng nề, áp đặt. Giọng văn đặc biệt này khiến "Đi bộ ngao du" tựa như một cuộc đàm đạo, một thiên phiếm luận vậy.
Mở đầu văn bản là một phát hiện bất ngờ, khái quát rồi sau đó đến những luận điểm chứng minh. Mà sự chứng minh ấy lại nằm trong một hệ thống "nói chơi" nửa thực, nửa đùa. Chính từ giọng điệu độc đáo ấy đã tạo nên sức thuyết phục đặc biệt cho văn bản.
Bài 3. Phân tích tính thống nhất của văn bản thể hiện qua đoạn trích Hai cây phong và Đi bộ ngao du.
Trả lời:
Tính thống nhất của văn bản qua đoạn trích Hai cây phong:
Tất cả những nội dung, các phần của văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó. Nhiều câu văn nói về hình ảnh hai cây phong:
Hai cây phong được quan sát, miêu tả tỉ mỉ, sinh động bằng đôi mắt họa sĩ, đôi tai nhạc sĩ và trái tim của nhà thơ. Toàn bộ văn bẳn đều toát lên tình yêu sâu sắc của người họa sĩ về quê hương, về người thầy vĩ đại đã “trồng cây và trồng người ”...
Bài 4. Viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn lớp 8.
Trả lời:
* Dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu về chương trình Ngữ văn lớp 8 và phần văn học nước ngoài trong chương trình.
Thân bài:
+ Giới thiệu cụ thể về tên văn bản và tác giả của những tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 8 bao gồm: Cô bé bán diêm (Đan Mạch, An-đéc- xen), Chiếc lá cuối cùng (Mĩ, O Hen- ri), Đánh nhau với cối xay gió (Tây Ban Nha, trích “Đôn ki -hô- tê”, Xéc- van- tét), Hai cây phong (Cư-rơ-gư-xtan thuộc Liên Xô trước đây, trích “Người thầy đầu tiên”, Ai- ma- tốp.)
+ Trình bày cụ thể về tác giả, thể loại, hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật của từng tác phẩm văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ văn 8:
Xây dựng tình tiết truyện hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ và khéo léo, gây hứng thú cho người đọc.
Kết bài: Khái quát và đánh giá chung về phần văn học nước ngoài trong chương trình Ngữ Văn 8.
Bài 5. Lập dàn ý cho một bài văn nghị luận về một tác phẩm/ đoạn trích văn học nước ngoài đã được học trong chương trình.
Trả lời:
Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả O’ Henri và văn bản “Chiếc lá cuối cùng”
+ O Hen-ri (1862 - 1910) là nhà văn Mĩ chuyên viết truyện ngắn. Nhiều truyện của ông đã để lại trong bạn đọc những ấn tượng sâu sắc như: Căn gác xép, Tên cảnh sát và gã lang thang, Quà tặng của các đạo sĩ,...
+ Các tác phẩm của ông thường rất cảm động, nhẹ nhàng nhưng toát lên tinh thần nhân đạo cao cả, tình thương yêu người nghèo khổ.
+ Văn bản “Chiếc lá cuối cùng” trong SGK là một đoạn trích thuộc phần một của truyện ngắn cùng tên. Truyện ngắn này được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories.
Thân bài:
+ Tóm tắt văn bản: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ trẻ. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô chỉ đợi chiếc lá cuối cùng rụng xuống là sẽ lìa đời. Biết được ý nghĩ điên rồ đó, cụ Bơ-men, một hoạ sĩ già đã thức suốt đêm mưa gió để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng không rụng đã làm cho Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi đã từ cõi chết trở về. Trong khi đó, cụ Bơ-men đã chết vìsáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi.
+ "Chiếc lá cuối cùng" là một bài ca đẹp đẽ và cảm động về tình người trong cuộc sống:
+ Hình ảnh "chiếc lá" cuối cùng là một hình tượng đẹp mang nhiều ý nghĩa:
+ Truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng" được xây dựng bởi nhiều nghệ thuật đặc sắc:
Kết bài: Nêu đánh giá khái quát và cảm nghĩ về tác phẩm.
Bài 6. Từ dàn ý đã lập, chọn một luận điểm để viết thành đoạn văn nghị luận trong đó có sử dụng các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Trả lời:
“Chiếc lá cuối cùng” là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc, một hình ảnh mang nhiều ý nghĩa, tạo nên điểm nhấn và dấu ấn cho tác phẩm. Khi mà Giôn – xi đã chấp nhận buông xuôi số phận, cô chỉ chờ chiếc lá thường xuân cuối cùng kia rớt xuống là cũng sẽ từ bỏ cuộc sống này. Thế nhưng cụ họa sĩ già Bơ – men lại không chấp nhận suy nghĩ tàn nhẫn ấy của cô. Trong cái “đêm khủng khiếp” ấy, trong "trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng kéo dài suốt cả đêm", dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn, cụ Bơ – men đã dồn hết tâm huyết của mình vào việc vẽ lên tường một chiếc lá thường xuân dưới ánh sáng của một chiếc đèn bão với vài chiếc bút lông rơi vung vãi và một bảng màu xanh vàng pha trộn lẫn lộn. Màu xanh pha trộn với màu vàng, tạo nên chiếc lá thường xuân xanh non mơn mởn y như thất. Chiếc lá ấy buổi sáng ngày hôm sau đã trở thành “cái phao cứu sinh” của cô bé Giôn – xi. Nó đã thắp lại ánh sáng về hi vọng, về sự sống trong tâm hồn khô cằn và tuyệt vọng của công. Chiếc lá đã đưa cô từ cõi chết trở về. Còn với cụ Bơ – men, cuối cùng cụ đã thực hiện được ước nguyện cả đời của mình – "Một ngày nào đó, ta sẽ vẽ nên một kiệt tác”. “Chiếc lá cuối cùng” thực sự là một kiệt tác – một tác phẩm nghệ thuật vị nhân sinh, một tác phẩm sống mãi với thời gian, một kiệt tác được ra đời trong thầm lặng và sinh ra bởi tình người. Chiếc lá cuối cùng là một sự lừa dối, nhưng lại là một sự lừa dối cao cả để đem lại niềm tin vào sự sống cho con người.