Giải GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - trang 48 GDCD lớp 11. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 11 bài 6: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhé.

[toc:ul]

Câu 1: Từ khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, em hãy cho biết tại sao....

Từ khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa, em hãy cho biết tại sao ở nước ta công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa?

Trả lời:

Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hóa bởi vì:

  • Là quá trình biến một nước nông nghiệp thành nước công nghiệp; trang bị kĩ thuật – công nghệ hiện đại, có khí hóa lên tự động hóa.
  • Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậy về khinh tế so với các nước trong khi vực và trên thế giới.
  • Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cơ hội cho ta thực hiện mô hình công nghiệp hóa rút ngắn thời gian.

Câu 2: Trình bày tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta?

Trả lời:

Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

  • Do yêu cầu phải xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
  • Do yêu cầu phải rút ngắn khoảng cách tụt hậu xa về kinh tế, kỹ thuật và công nghệ giữa Việt Nam và thế giới.
  • Do yêu cầu phải tạo ra năng suất lao động xã hội cao, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.

Câu 3: Trình bày tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa?

Trả lời:

Tác dụng to lớn và toàn diện của công nghiệp hóa, hiện đại hóa:

  • Tạo tiền đề thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.
  • Tạo tiền đề cho việc củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa,  tăng cường vai trò của Nhà nước và mối quan hệ giữa công nhân, nông dân, trí thức.
  • Tạo tiền đề phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
  • Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, gắn với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh.

Câu 4: Phân tích nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.

Trả lời:

Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta gồm:

Thứ nhất, phát  triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất

  • Thực hiện cơ khí hóa nền sản xuất xã hội.
  • Áp dụng những thành tựu khoa học và công nghệ hiện  đại vào các ngành kinh tế.
  • Nâng cao chất  lượng nguồn nhân lực.

Thứ hai, xây dựng một cơ cấu kinh tếhợp lý, hiện đại và hiệu quả

  • Chuyển dịch, phát triển từ cơ cấu kinh tế nông nghiệp lên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại.
  • Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển tri thức.

Thứ ba, củng cố và tăng cường địa vị chủ đạo của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và tiến tới xác lập địa vị thống trị của quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Câu 5: Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là gì? Em có nhận xét gì....

Cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội là gì? Em có nhận xét gì về cơ sở vật chất – kĩ thuật của nước ta hiện nay?

Trả lời:

Cơ sở vật chất - kĩ thuật của xã hội chủ nghĩa là cơ sở hạ tầng như: hệ thống điện lưới, đường giao thông, hệ thống trường học, trạm y tế, bệnh viện, v.v...

Theo em nhận thấy, hiện nay cơ sở vật chất của đất nước chúng ta còn quá nghèo nàn và lạc hậu so với các nước trong khi vực và trên thế giới.

Điều đó được minh chứng rõ ràng bằng việc đường luôn luôn ùn tắc, ngay cả đường vỉa hè cũng bị xe máy lẫn chiếm, đường ổ gà ổ trâu khắp nơi rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Điện lưới đến nay vẫn chưa tiếp cận được một số người dân vùng núi, các hệ thống cao áp cho vẫn chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của người dân, cứ đến hè tình trạng cắt điện lại diễn ra thường xuyên. Các hệ thống trường học, trạm y tế đã và đang được xây dựng và tu sửa lại nhưng vẫn chưa thực sự đảm bảo chất lượng phục vụ người dân…Nói chung, nhà nước cần phải quan tâm nhiều hơn để có những chính sách hợp lí để xây dựng hệ thống điện đường trường trạm được tốt hơn khi đất nước đang cố gắng hòa nhập vào thế giới.

Câu 6: Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất....

Chọn ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta và lí giải ngắn gọn vì sao lại chọn ý kiến đó.

a. Nước ta tự nghiên cứu và xây dựng.

b. Nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

c. Kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

Trả lời:

Ý kiến đúng trong các ý kiến sau về việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội ở nước ta:

Đáp án đúng là:

c. Kết hợp vừa tự nghiên cứu và xây dựng vừa nhận chuyển giao kĩ thuật và công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến.

Vì như vậy chúng ta vừa có thể đi tắt đón đầu, rút ngắn khoảng cách với các nền kinh tế phát triển, đồng thời vẫn tự lực để có thể phát triển, không phải dựa dẫm, không ỉ lại vào thế lực, đất nước nào, tăng cường địa vị của nước ta trên trường quốc tế, xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại.

Câu 8: Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch....

Tại sao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời với chuyển dịch cơ cấu lao động? Xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta hiện nay?

Trả lời:

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng mối quan hệ với các nước phát triển về các ngành sản xuất công nghiệp, sự giao lưu, trao đổi về các yếu tố sản xuất càng khăng khít hơn.

Trước hết, chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm tăng việc làm trong công nghiệp và dịch vụ, mở rộng cơ hội tìm việc, đảm bảo hơn về thu nhập cho người lao động.

Tiếp đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh phát triển, do vậy giúp cho người lao động có sự linh hoạt hơn trong lựa chọn các công việc phù hợp, tạo điều kiện mở rộng thị trường lao động, đặc biệt là thị trường lao động cho khu vực kinh tế liên doanh và kinh tế tư nhân

Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế cùng với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ khí hoá nông nghiệp có tác dụng hạn chế dòng di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, giảm sức ép đáng kể cho nhu cầu lao động thành phố.

Cuối cùng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã làm tăng yêu cầu đối với chất lượng lao động. Nó đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định do phát triển một số ngành công nghiệp có trình độ cao như công nghệ thông tin, chế tạo máy.

Vì những lý do trên nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải đồng thời chuyển dịch cơ cấu lao động.

Ở Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH, nền kinh tế đang dần tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp. Nhưng trước kia cơ cấu lao động nước ta phân bố chủ yếu ở ngành nông nghiệp, trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vậy khi đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch vụ thì phải chuyển dịch cơ cấu lao động cho phù hợp và đáp ứng được cơ cấu kinh tế, tức đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp,... 

Câu 9: Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông,....

Là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trả lời:

Để góp phần vào sự nghiệp, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là một công dân, trong khi học và sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông, em phải:

  • Nhận thức đúng đắn về tính tất yếu khách quan và tác dụng to lớn của công nghiệp hóa, hiện đại hóa
  • Lựa chọn ngành, mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.
  • Ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất.
  • Học tập, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học -công nghệ hiện đại.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net