Giải GDCD 11 bài 15: Chính sách đối ngoại

Hướng dẫn giải, tóm tắt nội dung bài học và làm bài tập bài 15: Chính sách đối ngoại - trang 114 GDCD lớp 11. Tất cả các kiến thức trong bài học này đều được tóm tắt ngắn gọn, dễ học. Tất cả hệ thống bài tập đều được giải đáp cẩn thận, chi tiết. Chúng ta tham khảo để học tốt GDCD 11 bài 15: Chính sách đối ngoại nhé.

[toc:ul]

I. TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại

  • Vai trò của chính sách đối ngoại
    • Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tê thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
    • Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
    • Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
  • Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
    • Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc…

2. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại

Chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước thực hiện theo những nguyên tắc sau:

  • Tôn trọng độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thỗ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
  • Tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng quyền lợi.

3. Phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại

  • Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới.
  • Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản.
  • Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
  • Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.
  • Đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại

  • Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng vào Nhà nước.
  • Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
  • Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia các công việc liên quan đến đối ngoại.
  • Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ đoàn kết, hữu nghị, lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài.

II. HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI BÀI TẬP CUỐI BÀI HỌC

Câu 1: Trình bày vai trò, nhiệm vụ của chính sách đối ngoại.

Trả lời:

Vai trò và nhiệm vụ của chính sách đối ngoại:

  • Vai trò của chính sách đối ngoại
    • Chủ động tạo ra mối quan hệ quốc tê thuận lợi để đưa nước ta hội nhập với thế giới.
    • Góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước.
    • Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế.
  • Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại
    • Giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đồng thời góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới và hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Câu 2: Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách....

Em hãy phân tích những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại ở nước ta hiện nay.

Trả lời:

Ở nước ta có hai nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại. Đó là:

Thứ nhất, ôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Nguyên tắc này đòi hỏi nước ta tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các nước khác, đồng thời nêu cao tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế và làm thất bại những hành động can thiệp của các thế lực thù địch vào công việc nội bộ nước ta.

Thứ hai, tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Các nước trên thế giới dù lớn hay nhỏ đều có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc, phát triển. Nguyên tắc này yêu cầu nước ta phải tôn trọng quyền của các nước và đòi hỏi các nước tôn trọng quyền bình đẳng của Việt Nam. Đồng thời, các nước tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, hợp tác cùng có lợi.

Câu 3: Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách....

Trình bày những phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.

Trả lời:

Nước ta có 5 phương hướng cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại, đó là:

  • Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế thế giới.
  • Củng cố và tăng cường quan hệ với các Đảng cộng sản.
  • Phát triển công tác đối ngoại nhân dân
  • Chủ động tham gia vào cuộc đấu tranh chung vì quyền lợi con người.
  • Đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại.

Câu 4: Em nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì....

Em nhận thức như thế nào về chính sách đối ngoại và cần làm gì để thực hiện chính sách đối ngoại?

Trả lời:

Trong thời buổi kinh tế hội nhập như hiện nay, chính sách đối ngoại là yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ các chính sách mở cửa và hội nhập, nhà nước ta có thêm điều kiện học hỏi, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến để phát triển đất nước…

Nhận thấy vai trò của chính sách đối ngoại, chúng ta là công dân của đất nước, chúng ta cần:

  • Tin tưởng và chấp hành nghiêm túc chính sách đối ngoại của Đảng vào Nhà nước.
  • Luôn quan tâm đến tình hình thế giới và vai trò của nước ta trên trường quốc tế.
  • Chuẩn bị những điều kiện cần thiết để tham gia các công việc liên quan đến đối ngoại.
  • Cần có ý thức dân tộc và phát huy những nét đẹp trong truyền thống văn hoá dân tộc, có thái độ đoàn kết, hữu nghị, lịch sự khi quan hệ với các đối tác nước ngoài.

Câu 5: Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước....

Em hãy cho biết: Hiện nay, nước ta có quan hệ với bao nhiêu nước trên thế giới? Nêu một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực mà em biết?

Trả lời:

Hiện nay, nước ta có quan hệ với gần 200 quốc gia trên thế giới, thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với 224 thị trường tại các châu lục.

Một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác là: hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), tổ chức thương mại thế giới (WTO),tổ chức Hợp tác và Phát Triển kinh tế (OECD), diễn đàn kinh tế khu vực châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ….

Câu 6: Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta....

Hãy nêu một số thành tựu nổi bật về ngoại giao của nước ta trong năm vừa qua?

Trả lời:

Năm 2016, lĩnh vực ngoại giao của nước ta đã gặt hái được những thành tựu đáng kể. Có thể kể đến một số sự kiện đối ngoại nổi bật:

  • Hội nghị Ngoại giao (HNNG) 29 (từ 22-28/8) đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
  • Ngày 8-9/12, Hội nghị không chính thức các quan chức cao cấp APEC (ISOM) và các hoạt động liên quan đã chính thức khởi động Năm APEC Việt Nam 2017, thống nhất được chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”.
  • Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Barack Obama (từ 23-25/5) đưa quan hệ Việt - Mỹ trở về bình thường theo đúng nghĩa với việc Mỹ tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.
  • Ngày 16/3, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ Tổng kết cấp Nhà nước việc hoàn thành Dự án tăng dày và tôn tạo hệ thống mốc quốc giới Việt Nam-Lào.
  • Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phray - Mekong lần thứ 7 (ACMECS 7); Hội nghị cấp cao Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ 8 (CLMV 8); và Hội nghị của Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mekong (WEF - Mekong) (từ ngày 24-26/10) là chuỗi hoạt động đối ngoại đa phương lớn nhất của Việt Nam trong năm 2016.
  • Ngày 3/11, Đại sứ Việt Nam tại Kuwait Nguyễn Hồng Thao đã trúng cử vào Ủy ban Luật pháp quốc tế của LHQ.
  • Năm 2016, sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa ở Việt Nam tiếp tục có những bước tiến mới.
  • Một năm ấn tượng của Thể thao Việt Nam mở đầu với chiến tích lịch sử của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, Lê Văn Công…
  • Năm 2016, công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài được Đảng, Nhà nước ta hết sức quan tâm, nhất là trước tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp.

II. CÂU HỎI BỔ SUNG

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới?....

Trình bày ý nghĩa của quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới nhằm mục đích gì? Em sẽ làm gì để góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị?

Trả lời:

Hiện nay, bên việc chú trọng phát triển kinh tế trong nước, Đảng và Nhà nước còn đẩy mạnh chính sách hợp tác hữu nghị với các nước trên thế giới. Bởi nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là:

  • Tạo cơ hội và điều kiện để các nước, các dân tộc hợp tác về nhiều mặt (kinh tế, văn hóa, khoa học, y tế, giáo dục...).
  • Tạo sự hiểu biết lẫn nhau, tránh gây mâu thuẫn, căng thẳng dẫn đến nguy cơ chiến tranh.

Sở dĩ, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị với các dân tộc và quốc gia trên thế giới vì:

  • Quan hệ hữu nghị đó đã làm cho thế giới hiểu thêm về đất nước, con người, công cuộc đổi mới của Việt Nam, về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta.
  • Giúp ta tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ và hợ tác ngày càng rộng rãi của thế giới đối với Việt Nam.

Để góp phần xây dựng tình đoàn kết, hữu nghị, là một công dân – học sinh, em nhận thấy mình cần phải:

  • Có trách nhiệm thể hiện tình đoàn kết hữu nghị với bạn bè và người nước ngoài bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự thân thiện trong cuộc sống hằng ngày.
  • Biết thể hiện tình hữu nghị với người nước ngoài khi gặp gỡ, tiếp xúc trong các tình huống khi có người nước ngoài đến thăm trường, khi giao lưu với các bạn học sing quốc tế, khi có khách nước ngoài đến tham quan du lịch, tìm hiểu ...
  • Có thái độ tôn trọng, thân thiện; sẵn sàng giúp đỡ, không kì thị xa lánh, chế nhạo ngôn ngữ, trang phục của họ.
  • Tích cực tham gia các hoạt động đoàn kết hữu nghị do nhà trường, địa phương tổ chức...

Câu 2: Dựa vào kiến thức của mình, em hãy kể tên một số tổ chức quốc tế...

Dựa vào kiến thức của mình, em hãy kể tên một số tổ chức quốc tế toàn cầu và khu vực mà nước ta có quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực?

Trả lời:

Một số tổ chức đó là:

  • Ở khu vực: Việt Nam là thành viên của ASEAN (1995), tham gia Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) năm 1998….
  • Trên quốc tế: Tham gia diễn đàn hợp tác Á – ÂU (ASEM) năm 1996, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2006…..
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net