Câu 1: Em hãy nêu tóm tắt đặc điểm của nước nuôi thuỷ sản.
Trả lời:
Đặc điểm của nước nuôi thủy sản:
- Nhiệt độ: phụ thuộc điều kiện khí hậu, thời tiết và môi trường của khu vực. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các phản ứng hóa học, sự phân hủy chất hữu cơ trong ao nuôi.
- Độ trong: là tiêu chí đánh giá độ tốt, xấu của nước nuôi thủy sản.
Câu 2. Trình bày sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên và thức ăn viên tổng hợp dùng trong nuôi tôm và cá.
Trả lời:
Sự khác nhau giữa thức ăn nhân tạo, thức ăn tự nhiên và thức ăn viên tổng hợp dùng trong nuôi tôm và cá:
- Thức ăn tự nhiên: là thức ăn có sẵn trong ao, hồ.
- Thức ăn nhân tạo: là thức ăn do con người tạo ra.
- Thức ăn viên tổng hợp: là thức ăn nhân tạo được sản xuất theo quy mô công nghiệp.
Câu 3. Để chăm sóc và quản lí ao nuôi tôm, cá, ta cần thực hiện những biện pháp gì?
Trả lời:
- Chăm sóc:
+ Thức ăn và cách cho ăn: cân đối thành phần, đủ dinh dưỡng; lượng thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, cá; chia thức ăn thành nhiều lần, tránh lãng phí và tránh ô nhiễm môi trường.
+ Thời gian cho ăn: cho ăn ít nhất 2 lần vào sáng và chiều; cho ăn đúng giờ, đúng số lượng, đúng chất lượng và đúng vị trí ăn.
- Quản lí:
+ Kiểm tra ao nuôi: kiểm tra bờ, cống, quan sát màu nước, lượng oxygen, thức ăn dư và hoạt động của tôm, cá nuôi.
+ Kiểm tra sự tăng trưởng của tôm, cá: để đánh giá tốc độ tăng trưởng và điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
Câu 4. Điền cụm từ thích hợp đưới đây vào chỗ trống.
có giá trị kinh tê cao nhất, có nữ, vị thơm; xuất khâu nhiêu nhất, tôm càng xanh, tôm su; tăng trọng nhanh; cân đối dinh dưỡng.
Tôm là loài thuỷ sản được (1)....................... và (2)............... trong các loại thuỷ sân được nuôi ở nước ta. Thịt tôm chắc; (3)..................., ngon, ngọt đặc biệt, hàm lượng định dưỡng cao, nhất là chất đạm dễ tiêu hoá; hàm lượng mỡ thấp và giàu chất khoáng. Có bốn giống tôm được nuôi nhiều nhất là (4)........................, tôm hùm, (5)............... và tôm thẻ chân trắng. Tôm có đặc điểm sinh học là loài ăn tạp, (6)............................ Khi nuôi tôm nên dùng thức ăn viên công nghiệp, thức ăn phải (7) ......................... và phù hợp với nhu cầu dinh đưỡng từng giai đoạn nuôi.
Trả lời:
Tôm là loài thuỷ sản được (1) xuất khẩu nhiều nhất và (2) có giá trị kinh tế cao nhất trong các loại thuỷ sân được nuôi ở nước ta. Thịt tôm chắc; (3) có mùi, vị thơm, ngon, ngọt đặc biệt, hàm lượng định dưỡng cao, nhất là chất đạm dễ tiêu hoá; hàm lượng mỡ thấp và giàu chất khoáng. Có bốn giống tôm được nuôi nhiều nhất là (4) tôm càng xanh, tôm hùm, (5) tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Tôm có đặc điểm sinh học là loài ăn tạp, (6) tăng trọng nhanh. Khi nuôi tôm nên dùng thức ăn viên công nghiệp, thức ăn phải (7) cân đối dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu dinh đưỡng từng giai đoạn nuôi.
Câu 5. Hoạt động nào dưới đây không gây ảnh hưởng xâu đến môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
A. Khai thác với cường độ cao, mang tính huỷ diệt.
B. Phá hoại rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn.
C. Nuôi không đúng kĩ thuật, ô nhiễm môi trường nước.
D. Tận dụng được đât đai nông nghiệp ở địa phương.
Trả lời:
D. Tận dụng được đât đai nông nghiệp ở địa phương.
Câu 6. Quy trình công nghệ nuôi tôm, cá được tiến hành qua mấy bước?
A. Ba bước.
B. Bốn bước.
C. Năm bước.
D. Sáu bước.
Trả lời:
B. Bốn bước.
+ Bước 1: Chuẩn bị ao nuôi, xử lí nước
+ Bước 2: Thả con giống
+ Bước 3: Chăm sóc, quản lí
+ Bước 4: Thu hoạch tôm, cá
Câu 7. Bột cá được dùng làm thức ăn nuôi thuỷ sản. Bột cá thuộc nhóm thức ăn nào?
A. Giàu protein.
B. Giàu chât khoáng.
C. Giàu chất béo.
D. Giàu glucid.
Trả lời:
A. Giàu protein.
Câu 8. Em hãy nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường sinh thái mà địa phương em đang thực hiện.
- Xử lí nguồn nước:
+ Lắng (lọc).
+ Dùng hoá chất.
+ Xử lý đặc biệt nếu nước đang nuôi tôm, cá và bị ô nhiễm.
- Quản lí:
+ Ngăn cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc trưng.
+ Quy định nồng độ tối đa của hóa chất, chất độc có trong môi trường nước.
Câu 9: Hãy sắp xếp kí hiệu các hình ảnh sau vào hành động thích hợp và giải thích tác động của từng hành động vào bảng bên dưới.
Hình | Hành động | Tác động |
| Xả nước thải chưa xử lý ra ao nuôi. |
|
| Xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. |
|
| Thả cá bản địa ra sông. |
|
| Dọn rác làm sạch môi trường nước. |
|
Trả lời:
Hình | Hành động | Tác động |
b | Xả nước thải chưa xử lý ra ao nuôi. | Gây chết thuỷ sản |
c | Xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách. | Gây ô nhiễm môi trường |
a | Thả cá bản địa ra sông | Gia tăng nguồn lợi thuỷ sản |
d | Dọn rác làm sạch môi trường nước | Làm sách môi trường nuôi thuỷ sản |
Câu 10: Đề xuất và điền vào bảng dưới đây những việc nên làm/không nên làm để bảo vệ môi trường và nguôn lợi thuỷ sản.
TT | Việc nên làm | Việc không nên làm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
TT | Việc nên làm | Việc không nên làm |
1 | Không xả rác, nước thải ra biển gây ô nhiễm nguồn nước | Xả trực tiếp nước thải ra biển |
2 | Hạn chế đánh bắt ở khu vực gần bờ vào mùa tôm, cá sinh sản | Dùng mìn, dùng điện để đánh bắt thuỷ sản |
3 | Báo ngay cho cơ quan chức năng khi có hành vi đánh bắt mang tính huỷ diệt | Làm ngơ đi qua khi gặp hành vi đánh bắt mang ính huỷ diệt, trái pháp luật |
4 | Tuyên truyền để mọi người cùng nhau đánh bắt xa bờ, bảo vệ nguồn hải sản gần bờ,… |
|