Cần phân tích sự khác nhau của việc sắp xếp trật tự từ ngữ có tính chất liệt kê trong ba đoạn trích và nhận thấy được mục đích, tính chặt chẽ của cách sắp xếp trật tự từ có tính liệt kê trong đoạn trích. Các em làm bài tập này theo hai bước: tìm biện pháp liệt kê và từ ngữ được liệt kê trong đoạn; nhận xét về trật tự từ liệt kê trong đoạn trich của tác giả.
Ở câu a):
Từ ngữ được liệt kê: "chân đạp đất Việt Nam", "đầu đội trời Việt Nam".
Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: người viết đã cải biên thành ngữ quen thuộc: "đầu đội trời, chân đạp đất". Vậy nên, trật tự này được người viết dùng rất sáng tạo, phản ảnh được tầm vóc của Nguyễn Trãi.
=> Có thể sắp xếp khác: Nguyễn Trãi là người đầu đội trời Việt Nam, chân đạp đất Việt Nam, tâm hồn lộng gió của thời đại lúc bấy giờ.
Ở câu b):
Từ ngữ được liệt kê: "người làm chính trị", "người làm quân sự", "người nghiên cứu lịch sử nước nhà", "người làm văn, làm thơ".
Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Tác giả Phạm Văn Đồng đã sử dụng phép liệt kê qua các từ ngữ: "người làm chính trị", "người làm quân sự", "người nghiên cứu lịch sử nước nhà", "người làm văn, làm thơ" theo quy luật tăng tiến để nhấn mạnh vai trò của Nguyễn Trãi được thể hiện trên nhiều lĩnh vực: chính trị, quân sự, lịch sử, thơ văn, vì vậy, cần được tìm hiẻu một cách toàn diện.
=> Có thể sắp xếp khác: người làm chính trị, người làm quân sự, người làm văn, làm thơ, người nghiên cứu lịch sử nước nhà đều nên hiểu biết, học hỏi Nguyễn Trãi hơn nữa.
Ở câu c):
Từ ngữ được liệt kê: "tính cần cù", "lòng hiếu học", "trí thông minh".
Nhận xét về trật tự liệt kê trong đoạn: Từ ngữ được liệt kê trong câu này được tác giả Vũ Khoan sắp xếp không tăng tiến: "tính cần cù", "lòng hiếu học", "trí thông minh". Cách liệt kê này có tác dụng nhấn mạnh đến các phẩm chất vốn có của con người Việt Nam, trong đó, "tính cần cù" được đặt lên đầu tiên với dụng ý quan trọng nhất.
=> Có thể sắp xếp khác: trí thông minh, tính cần cù và lòng hiếu học