Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Xác định mục đích và đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ.

Câu 2. Trình bày bố cục của bài hịch, cho biết luận điểm của từng phần và mối quan hệ của mỗi phần với mục đích của bài hịch.

Câu 3. Hãy chỉ ra cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch (Gợi ý: Vì sao tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ? Vì sao tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ? Lời khuyên nhủ của tác giả dựa trên cơ sở nào?...).

Câu 4. Văn nghị luận không chỉ thuyết phục bằng lí lẽ mà còn bằng cả tình cảm, cảm xúc. Hãy dẫn ra một số câu văn trong bài hịch nêu lí lẽ và một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 5. Nêu khái quát các giá trị về nội dung và nghệ thuật của bài hịch. 

Câu 6. Ngày nay, loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch? Theo em, khi nào thì người ta viết loại văn bản như thế?

Câu 7. Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác?

Câu trả lời:

Câu 1.

- Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ nhằm mục đích: 

  • Khích lệ lòng yêu nước của các tướng sĩ.
  • Động viên tướng sĩ tích cực học tập Binh thư yếu lược do ông soạn thảo

- Đối tượng thuyết phục của bài Hịch tướng sĩ là các tướng sĩ.

Câu 2. 

- Bài hịch bố cục thành 4 phần:

  • Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.
  • Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.
  • Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.
  • Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

- Giữa các luận điểm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích chung là khích lệ tướng sĩ hăng say tập luyện, chống giặc ngoại xâm.

Câu 3. 

Cách thuyết phục của tác giả qua bài hịch:

  • Tác giả mở đầu bài hịch bằng cách nêu lên những tấm gương trung thần nghĩa sĩ vi ông muốn những binh lính, tướng sĩ thấy được những tấm gương trung thần nghĩa sĩ để noi theo những tấm gương đó. Khơi gợi tinh thần yêu nước, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.
  • Kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén với hệ thống luận điểm, dẫn chứng rõ ràng, đầy thuyết phục: tác giả đi từ những tấm gương trong sử sách - sự thực không ai có thể chối cãi-> giãi bày tấm lòng mình -> ân nghĩa của chủ tưởng đối với binh sĩ -> những việc làm sai trái của họ -> những việc họ nên làm -> gợi ý sách nên đọc -> kết luận.
  • Tác giả bày tỏ tình cảm với các tướng sĩ và phê phán nghiêm khắc những suy nghĩ, việc làm sai trái của họ đã tạo ra sự gần gũi, thân thuộc, dễ hiểu nhưng cũng coa sự nghiêm khắc của cấp trên đối với sự chểnh mảng của cấp dưới trong công việc.

Câu 4. 

Một số đoạn văn trong bài hịch nêu lí lẽ:

"Nay các người nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn...Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?'

=>Tác giả đưa ra những lí lẽ chỉ ra cái được cái mất cho binh sĩ hiểu. Nếu họ cứ đi thờ ơ với vận mệnh của đất nước, thì khi mất nước, chính họ cũng là người chịu thiệt hại nặng nề, lại mang danh là tướng bại trận.

- Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được:  lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ.

Một số câu văn bộc lộ nỗi lòng của Trần Quốc Tuấn:

"Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong ra ngựa, ta cũng vui lòng"

=> Các câu văn bộc lộ một cách trực tiếp những cảm xúc của tác giả. Trần Quốc Tuấn là một vị anh hùng yêu nước giàu nghĩa khí. Ông căm thù giặc đến tận xương tủy, phẫn uất đến nghẹn lòng khi chứng kiến cảnh tượng giặc ngoại xâm giày xéo lên mảnh đất cha ông, nhân dân ta chịu nhiều khổ nhục.

Câu 5. 

- Giá trị nội dung:

Hịch tướng sĩ từ xưa đã được xem là một "thiên cổ hùng văn" bất hủ của dân tộc. Bài hịch là sự kết tinh sâu sắc của truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là kết tinh của ý chí và sức mạnh quật cường của dân tộc qua mấy trăm năm lịch sử. Qua bài hịch, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện mạnh mẽ lòng yêu nước thiết tha và căm thù giặc sâu sắc của vị chủ tướng một lòng vì nước vì dân.

- Giá trị nghệ thuật:

  • Là một áng văn chính luận xuất sắc
  • Lập luận chặt chẽ, lĩ lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao
  • Kết hợp hài hoà giữa lí trí và tình cảm
  • Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

Câu 6. 

Loại văn bản nào có mục đích và nội dung tương tự hịch: "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Theo em, người ta thường viết hịch khi đất nước có giặc ngoại xâm.

Câu 7. 

Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được rất nhiều điều khi làm văn nghị luận. Muốn viết một bài văn nghị luận hay, rõ ràng và thuyết phục người đọc người nghe xác định các luận điểm, luận cứ cho bài. Các dẫn chứng chứng minh phải chân thực, rõ ràng và xác đáng.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 Cánh diều mới

NGỮ VĂN 8 CÁNH DIỀU TẬP 1

BÀI 1: TRUYỆN NGẮN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com