CHỦ ĐỀ 5. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 25. MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG
A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)
Câu 1: Trẻ em bị bệnh có chiều cao, cân nặng thấp hơn so với chiều cao và cân nặng chuẩn của độ tuổi là dấu hiệu chính của bệnh
- Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
- Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
- Bệnh thừa cân béo phì.
- Bệnh về tim.
Câu 2: Người bệnh thường xuyên mệt mỏi, da nhợt nhạt, xanh xao,… là dấu hiệu chính của bệnh
- Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
- Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
- Bệnh thừa cân béo phì.
- Bệnh về tim.
Câu 3: Người bệnh có cân nặng theo chiều cao lớn hơn cân nặng theo chiều cao chuẩn của độ tuổi là dấu hiệu chính của bệnh
- Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi.
- Bệnh thiếu máu thiếu sắt.
- Bệnh thừa cân béo phì.
- Bệnh về tim.
Câu 4: Cơ thể người bệnh bị thừa cân béo phì có
- Những lớp mỡ nhiều quá mức, tích tụ tại một số bộ phận như dưới cánh tay, bụng, eo, cằm,…
- Cân nặng hơn 50 kg
- Chiều cao hơn 1m7
- Cả A, B, C
Câu 5: Nguyên nhân gây bệnh thừa cân béo phì thường do
- Chế độ ăn uống thừa các chất bột đường, chất béo, chất đạm
- Ít vận động
- Ăn quá nhiều trứng
- Cả A và B
Câu 6: Người bệnh thường mệt mỏi, da xanh,…có thể do cơ thể
- Bị thừa cân
- Bị thiếu chất bột đường
- Thiếu sắt cung cấp cho quá trình tạo máu
- Thiếu chất béo
Câu 7: Nguyên nhân nào dưới đây gây nên bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em?
- Chế độ ăn thiếu chất bột đường, chất đạm, chất béo, không đủ cung cấp cho hoạt động bình thường của cơ thể
- Ăn quá nhiều trứng
- Ăn các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…
- Cả A, B, C
Câu 8: Các bệnh có thể gây bệnh suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em là
- Bệnh béo phì
- Bệnh dạ dày, tiêu chảy, bệnh giun, viêm đường hô hấp,… lâu ngày không khỏi
- Các bệnh liên quan đến phổi, tim mạch
- Các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư,…
Câu 9: Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu thiếu sắt là
- Ăn quá nhiều chất béo, chất bột đường
- Ăn nhiều ra xanh hơn mức cần thiết
- Ăn quá ít, không đủ theo tiêu chuẩn; chế độ ăn thiếu cân bằng, lành mạnh
- Cả A, B, C
Câu 10: Có bao nhiêu nguyên nhân chính dẫn đến suy dinh dưỡng thấp còi?
Câu 11: Đâu không phải nguyên nhân dẫn đến bệnh suy dinh dưỡng thấp còi?
- Ăn uống thiếu chất bột đường.
- Ăn uống thiếu chất đạm, chất béo, chất khoáng và các vitamin.
- Bị các bệnh đường tiêu hóa dẫn đến hấp thụ chất dinh dưỡng kém.
- Ăn nhiều rau xanh.
Câu 12: Cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thấp còi là
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và đủ chất dinh dưỡng.
- Kiểm tra các bệnh về tiêu hóa.
- Kết hợp ăn uống, vận động hợp lý.
- Cả 3 đáp án trên.
Câu 13: Biện pháp nào sau đây không giúp phòng tránh bệnh thiếu máu, thiếu sắt?
- Thực hiện đúng các chế độ ăn uống cân bằng lành mạnh.
- Ăn các loại thực phẩm chứa nhiều sắt.
- Uống nhiều nước muối.
- Uống thực phẩm chức năng, thuốc chứa sắt theo đơn của bác sĩ.
Câu 14: Nguyên nhân dẫn đến thừa cân, béo phì là
- Ăn thừa chất béo, chất bột đường và đạm.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao.
- Ăn nhiều rau.
- Ăn nhiều hoa quả.
Câu 15: Nhóm thực phẩm nào sau đây chứa nhiều sắt?
- Thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm, trứng
- Ngô, khoai, sắn, cơm
- Cà phê, trà, bia, rượu
- Sữa chua, phô mai, cá hồi
2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)
Câu 1: Vận động thường xuyên có thể phòng tránh suy dinh dưỡng thấp còi vì
- Vận động giúp cơ thể nhanh phát triển chiều cao.
- Vận động giúp cơ thể tăng chất bột đường.
- Vận động giúp cơ thể tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Vận động giúp cơ thể có thêm năng lượng.
Câu 2: Phải thường xuyên bổ sung các thực phẩm chứa sắt vì
- Các sản phẩm chứa sắt giúp tăng trí thông minh.
- Tăng khả năng ghi nhớ
- Giảm khả năng bị cận thị
- Tránh bệnh thiếu máu.
Câu 3: Trẻ em nên được tắm nắng để giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương vì
- Ánh nắng giúp da săn chắc.
- Vitamin D tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời.
- Ánh nắng cung cấp nhiều chất bột đường tốt cho sự phát triển của xương.
- Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 4: Bạn Phong thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, uống nước ngọt vào buổi tối, bạn Phong có thể bị
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Béo phì
- Phát triển chiều cao quá nhanh
Câu 5: Hà thích không thích vận động, chỉ thích ngồi trong nhà xem TV. Nếu tình trạng này kéo dài, Hà có thể bị
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Bệnh về tim
Câu 6: Nguyên không thích ăn các sản phẩm chứa sắt như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,…Theo em, nêu Nguyên không bổ sung sắt kịp thời, Nguyên có thể bị
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Bệnh về tim
Câu 7: Vì không thích uống thuốc nên hơn 2 năm rồi Hạnh của uống thuốc tẩy giun, cơ thể Hạnh có thể mắc bệnh
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Bệnh về gan
- Bệnh về tim
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Bé gái 10 tuổi có cận nặng dưới 20 kg và chiều cao dưới 126 cm. Bé gái có thể bị bệnh
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Cả A, B, C
Câu 2: Bé gái 10 tuổi có cận nặng khoảng 50 kg và chiều cao khoảng 139 cm. Bé gái có thể bị bệnh
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Cả A, B, C
Câu 3: Bé trai 10 tuổi có cận nặng trên 47 kg và chiều cao dưới 126 cm. Cơ thể bé trai bị
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Cả A, B, C
Câu 4: Bé trai 10 tuổi có cận nặng dưới 20kg và chiều cao trên 155 cm, bé trai có thể bị
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Suy dinh dưỡng, quá cao
Câu 5: Cho hình vẽ sau
Bạn học trong hình có thể bị bệnh
- Béo phì
- Suy dinh dưỡng thấp còi
- Thiếu máu thiếu sắt
- Suy dinh dưỡng, quá cao
4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: Cho các nhận định sau
- Người béo phì nên ăn thức ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ
- Người thiếu máu thiếu sắt không nên ăn các thực phẩm như thịt có màu đỏ, rau có màu xanh đậm
- Nên có chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh
- Người có dấu hiệu của suy dinh dưỡng thấp còi nên tránh các thực phẩm chứa nhiều chất bột đường, chất béo.
Số nhận định không đúng là
- 1
- 2
- 3
- 4
Câu 2: Cho các món ăn sau
Các món ăn này phù hợp với người bị bệnh
- Thiếu máu thiếu sắt
- Béo phì
- Bệnh về tim
- Bệnh về mắt
Câu 3: Cho hình sau
Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nhỏ trong hình có thể bị
- Béo phì
- Thiếu máu thiếu sắt
- Tiêu chảy
- Viêm đường hô hấp