Giải chi tiết GDCD 8 KNTT mới bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Giải bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam sách GDCD 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU:

Câu hỏi: Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc tự hào, giữ gìn và phát huy những truyền thống đó là nên stangr và động lực phát triển cho mỗi người

Bài hát “ Đất nước trọn niềm vui” của nhạc sĩ Hoàng Hà có đoạn:

“ Hội toàn thắng náo nức đất nước

Ta muốn bay, say ngắm sông núi hiên ngang

Ta muốn reo vang, hát ca muôn đời Việt Nam

Tổ quốc anh hùng!

Ôi quê hương dẫu bao lần giặc phá điêu tàn mà vẫn ngoan cường

Giành một ngày toàn thắng

Đẹp quá!

Em hãy cho biết lời bài hát thể hiện truyền thống nào của dân tộc Việt Nam.
Hướng dẫn trả lời:
Lời bài hát “Đất nước trọn niềm vui” như chính tiêu đề của bài hát này, ngay từ những ngày chuẩn bị chiến thắng, chúng ta đã vui mừng, hào hứng vì toàn dân tộc đã cùng nhau đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước vượt qua hết đau thương này đến đau thương khác.

KHÁM PHÁ

1. Một số truyền thống dân tộc và giá trị của truyền thống dân tộc Việt Nam

Em hãy đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

1. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay ....

Câu hỏi:

a. Các thông tin trên nói về những truyền thống nào của dân tộc Việt Nam? Hãy chia sẻ hiểu biết của em về các truyền thống đó. Giá trị của những truyền thống ấy được thể hiện như thế nào?

b. Em hãy kể tên những truyền thống khác của dân tộc Việt Nam và nêu giá trị của những truyền thống đó.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các thông tin trên nói về những truyền thống: 

  • Truyền thống yêu nước
  • Truyền thống cần cù
  • Truyền thống hiếu học
  • Truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc.

Những truyền thống đó được thể hiện qua những thói quen được hình thành từ lâu đời. Nó bất biến trong suy nghĩ, nếp sống của nhiều đối tượng khác nhau như gia đình, tập thể, xã hội, tập đoàn lịch sử. Truyền thống còn được coi là những tư tưởng, tình cảm trong một cộng đồng nhất định, được hình thành trong quá khứ và mang lại những giá trị tốt đẹp. Truyền thống thường được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Thế hệ sau có một phần trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống do thế hệ cha ông đã để lại. 

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là tổng hợp những giá trị tinh thần (hệ tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp ...) được hình thành trong quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước và được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

b. Những truyền thống khác là:

  • Truyền thống bất khuất
  • Truyền thông nhân nghĩa
  • Truyền thống tôn sư trọng đạo
  • Truyền thống hiếu thảo

Giá trị của những truyền thống đó:

 

  • Truyền thống bất khuất, kiên chung chống giặc ngoại xâm; chắc hẳn trong chúng ta ít nhất đã đã từng nghe đến những tấm gương anh dũng hi sinh trong các cuộc chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc như anh hùng Phan Đình Giót, anh hùng Bế Văn Đàn, chị Võ Thị Sáu … Những vị ấy đã không quản ngại khó khăn, cống hiến cả tinh thần lẫn thể xác vì nền độc lập và hòa bình của dân tộc. Truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm ấy đến ngày nay vẫn được thể hiện rất rõ ràng. Mặc dù cho trước mắt là độc lập, ổn định, hòa bình nhưng ngoài khơi xa kia vẫn còn những người lính hải đảo không quản ngày đêm chiến đấu vì từng mét đất, từng hòn sỏi của biển đảo quê hương. Chúng ta cần đồng lòng gìn giữ mảnh đất thiêng liêng, nơi những người anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, tất cả đều vì vận mệnh của dân tộc.
  • Truyền thông nhân nghĩa; chắc hẳn mọi người vẫn chưa quên về câu chuyện người anh hùng ngoài đời thật - anh Nguyễn Ngọc Mạnh mà báo đài liên tục đưa tin thời gian gần đây, người đàn ông đỡ được em bé 2 tuổi rơi từ tầng 12 của tòa nhà chung cư một cách thật kỳ. Chính anh Mạnh cũng đã kể lại, lúc đó anh không kịp suy nghĩ bất cứ điều gì, có một nguồn năng lượng đã thôi thúc anh tìm bằng được mọi cách để cứu cháu bé. Đó chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho lòng nhân hậu, quả cảm của mỗi con người. Bên cạnh đó, các hoạt động tình nguyện như “Điều ước cho em”, “Hành trình đỏ”, “Mái ấm yêu thương”,… đang ngày càng thu hút được nhiều bạn trẻ tham gia tuyên truyền, vận động và đóng góp cho chương trình. Truyền thống nhân nghĩa không cần được dạy, cũng không cần ai bảo ai, nó xuất phát từ chính tình người và tinh thần tương thân tương ái.
  • Truyền thống hiếu học; hiếu học là một trong những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam. Ở những vùng sâu, vùng xa, chúng ta có thể thấy sự thể hiện truyền thống này một cách rõ ràng nhất. Những đứa trẻ phải đi xa hàng cây số, vượt qua mấy con suối, con mương mới có thể tới trường học chữ. Hay như những bạn học còn rất trẻ làm rạng danh đất nước bằng những tấm huy chương trong các kỳ thi mang tầm cỡ quốc tế.
  • Truyền thống tôn sư trọng đạo; đất nước chúng ta có ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 để tôn vinh những “người lái đò” hằng năm. Một người làm thầy dù ở đâu cũng đáng nhận được sự tôn trọng. Nhưng ngày nay, vấn đề đạo đức học đường đang ngày càng bị lên án và biến tướng bởi rất nhiều sự việc khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần duy trì, gìn giữ và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo tốt đẹp này.
  • Truyền thống hiếu thảo; Việt Nam ta từ xưa đến nay luôn đặt chữ “hiếu” làm cốt lõi phát triển của một con người. Bố mẹ hiếu thảo với ông bà, con cái nhìn vào đó cũng lấy điều đó làm gương mà trở thành một người sống có tình nghĩa và giàu lòng nhân ái. Đây chính là một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

2. Biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Em hãy đọc các thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi:

Kỉ niệm 73 năm Thương binh liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2020), lễ gặp mặt đại biểu 300 mẹ Việt Nam anh hùng toàn quốc diễn ra tại Hà Nội là chương trình nhằm tri ân sâu sắc công lao và những hi sinh của các Mẹ. Những năm qua, bên cạnh các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội cũng luôn thể hiện lòng biết ơn bằng những việc làm thiết thực, như phong trào "Áo lụa tặng bà" của các cháu thiếu nhi cả nước, phong trào "Tấm chăn tặng mẹ" của các tổ chức, đoàn thể xã hội đến việc xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghãi, Nhà tình nghĩa,.... Đặc biệt việc chăm lo, phụng dươcng các Mẹ Việt Nam Anh hùng đã trở thành một chính sách lớn của Đảng, Nhà nước, đến nay, sau 25 năm thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nma anh hùng". Đảng, Nhà nước đã phong tặng và truy tặng 139.275 Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, trong đó hiện có 4.962 Mẹ còn sống đang được các cơ quan, tổ chức và gia đình phụng dưỡng.

Những tấm bia tiến sĩ đàu tiên được dựng ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám vào năm Giáp Thìn (1484) đã mở đàu cho việc hình thành một quần thể di sản văn hóa quý báu của dân tộc. 82 tấm bia tiến sĩ được dựng là hình thức tôn vinh, lưu danh các nhà tri thức lớn cho các thế hệ sau chiêm ngưỡng và học tập. Đứng trước vườn bia văn Miếu, chúng ta có thể thấy được ý nghĩa, thông điệp mà người xưa gửi gắm, từ đó truyền cảm hứng cho nỗ lực vươn lên học tập, làm việc, trau dồi đạo đức theo gương các bậc hiền nhân.

Câu hỏi:

a. Em hãy nêu biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc Việt Nam qua những thông tin trên.

b. Em hãy nêu những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

c. Em hãy chỉ ra những hành vi, việc làm tốt và chưa tốt của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam.

Hướng dẫn trả lời:

a. Những biểu hiện của lòng tự hào về những truyền thống dân tộc Việt Nam qua những thông tin trên: 

- truyền thống nhân nghĩa

- truyền thống tôn sư trọng đạo

- truyền thống hiếu học

- Truyền thống đoàn kết.

b. Những việc học sinh cần làm để thể hiện lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Truyền thống yêu nước, cách mạng

+ Truyền thống văn hóa: hát dân ca, các nhạc cụ cổ truyền, lễ hội truyền thống, nghề truyền thống (nghề thêu, đan, làm gốm…)…

- Tổ chức các cuộc thi viết, kịch để học sinh tham gia và học hỏi được truyền thống chống giặc ngoại xâm và tinh thần yêu nước.

c. Những hành vi, việc làm tốt và chưa tốt của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam:

- chưa tìm hiểu sâu sắc về lịch sử dân tộc

 

- Vẫn còn thờ ơ trước những hành động giúp đỡ người dân, bạn bè xung quanh.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em tán thành quan điểm nào dưới đây? Vì sao?

a. Truyền thống dân tộc là những giá trị tốt đẹp, quý giá của đất nước.

b. Trong thời đại mở cửa, hội nhập quốc tế, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa

c.Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới có được bản sắc riêng.

d. Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, đáng tự hào với bạn bè quốc tế.

Hướng dẫn trả lời:

  • Em tán thành những quan điểm dưới đây: a, c, d.
  • Vì truyền thống dân tộc góp phần tích cực vào quá trình phát triển của mỗi cá nhân, là nền tảng cho lòng tự hào, tự tôn, cho sự phát triển lành mạnh và hạnh phúc của mỗi người. Vì vậy những quan điểm trên thể hiện tinh thần tự hào dân tộc,giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống.

 

Câu hỏi 2. Những thái độ, hành vi nào dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam?

a. Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè quốc tế về nghệ thuật của dân tộc như: chèo, tuồng, hát xẩm, đờn ca tài tử,....

b. Kính trọng và biết ơn thầy, cô giáo

c. Lấn chiếmm, xâm phạm các khu di tích lịch sử, khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ.

d. Tích cực tham gia các lễ hội truyền thống của quê hương.

e. Sáng tác các tác phẩm thơ ca, nhạc, họa,....ca ngợi những anh hùng dân tộc, ca ngợi vẻ đẹp của đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

  • Những thái độ, hành vi dưới đây thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam: a, b, d, e

Câu hỏi 3. Em hãy nhận xét và đưa ra lời khuyên cho bạn trong những tình huống dưới đây:

a. Trên một diễn đàn thảo luận về truyền thống dân tộc, bạn K cho rằng truyền thống văn hóa của Việt Nam không có nhiều đặc sắc.

b. Nhà trường tổ chức cuộc thi "Tìm hiểu về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam", bạn N không muốn tham gia vì cho rằng học sinh chỉ nên tập trung cho việc học tập.

Hướng dẫn trả lời:

a. Em khuyên K nên tìm hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc để thấy được giá trị đặc sắc của truyền thống dân tộc đồng thời ta tự hào hơn về dân tộc, đất nước.

 

b. Em khuyên N nên tham gia vì cuộc thi giúp ta vừa học tập thêm về kiến thức vừa giúp cho bản thân tìm hiểu về truyền thống dân tộc từ đó giúp mỗi cá nhân giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc.

Câu hỏi 4. Hãy kể tên một số truyền thống tốt đjep của dân tộc Việt Nam và nêu những thái độ, việc làm phù hợp và không phù hợp với truyền thống đó theo bảng gợi ý:

  • Tên truyên thống
  • Thái độ, việc làm phù hợp
  • Thái độ, việc làm không phù hợp.

Hướng dẫn trả lời:

Truyền thống đoàn kết:

 

  • Khi thấy người gặp nạn nhanh tay giúp đỡ, an ủi, niềm nở với mọi người
  • Gượp ép, làm cho có
  • Truyền thống tôn sư trọng đạo
  • Ngày lễ nhớ tới thầy cô, gặp thầy cô chào hỏi.
  • Gặp thầy cô làm ngơ, không chào

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1: Em hãy viết bài giới thiệu về thành công của một người Việt Nam đã làm rạng danh truyền thống dân tộc. Từ đó, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Hướng dẫn trả lời:

Ông Nguyễn Hùng đã phát minh và làm rạng danh đất nước, truyền thống dân tộc.

Lần đầu tiên trong lịch sử y học về mắt, một bác sĩ người Mỹ gốc Việt đã phát minh ra phương pháp mới giúp những người có bệnh về mắt không phải đeo kính. Đó là công trình của Dr. Randal Pham, tức Bác sĩ Phạm Hoàng Tánh, chủ tịch Hội Y Bác sĩ người Mỹ.

Hội Đồng Y Khoa của Tiểu bang California (Medical Board Of California) đã công nhận một công nghệ kỹ thuật mới này (được gọi tên là Acrysof ReSTOR Lens). Loại thủy tinh thể do bác sĩ Phạm Hoàng Tánh nghiên cứu chế tạo có khả năng điều chỉnh độ nhìn gần xa, rộng hẹp như một loại kiếng đa tròng.

Cha đẻ phát minh ra máy ATM trong hệ thống ngân hàng là người Việt Nam, đó là ông Đỗ Đức Cường. Ông là tác giả của trên 50 phát minh sáng chế, 20 năm làm việc tại ngân hàng Citibank - Mỹ, chuyên viên cao cấp cho ngành ngân hàng Mỹ. Được cấp học bổng sang Nhật học tại Đại học Osaka, tại đây ông vừa đi học vừa làm thêm cho công ty Toshiba. Sau đó, một phát minh bất ngờ đã đưa ông đến với nước Mỹ.

Bài học rút ra:

 

Chúng ta cố gắng học tập cống hết sức lao động, chất sám của bản thân cho đất nước, đây cũng là một hành động đóng góp vào xây dựng đất nước và nêu cao tinh thần, giá trị truyền thống dân tộc ta.

 

Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 KNTT bài 1, giải GDCD 8 sách kết nối tri thức bài 1, Giải bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam,bài 1 Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net