Giải chi tiết GDCD 8 KNTT mới bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Giải bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân sách GDCD 8 kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

MỞ ĐẦU

Lao động là hoạt động có mục đích của cin người nhằm tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội. Đó là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.....

Em hãy kể một số hoạt động lao động mà em đã từng thực hiện ở gia đình, nhà trường hoặc cộng đồng và nêu ý nghĩa của các hoạt động đó.

Hướng dẫn trả lời:

+ Các hoạt động lao động em thường thực hiện trong gia đình:

  • Giặt quần áo.
  • Dọn dẹp nhà cửa.
  • Nấu cơm.

+ Cảm nhận của em khi thực hiện các hoạt động đó: Những công việc đó phù hợp với độ tuổi của em. Em rất vui vì đã giúp đỡ được bố mẹ những công việc nhỏ trong gia đình, để bố mẹ đỡ vất vả và bận rộn. Khi làm những công việc này, em cảm thấy bản thân trưởng thành hơn rất nhiều và được thư giãn sau những tiết học căng thẳng.

KHÁM PHÁ

1. Vai trò của lao động đối với đời sống con người

Năm 1769, một thực nghiệm viên của trường đại học ở Luân Đôn là Giêm Oát đã sáng chế ra máy hơi nước, đến năm 1784 thì hoàn thiện trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước. Việc hoàn thiện và sử dụng máy hơi nước vào sản xuất gây nên một sự chuyển biến lớn, tạo ra nguồn đọng lực mới làm giảm nhẹ sức lao động cơ bắp của con người, tạo điều kiện cho sự,.....

a. Em hãy cho biết, trong thông tin trên, Giêm Oát đã lao động như thế nào? Việc lao động đó đã mang lại những ý nghĩa gì?

b. Hãy phân tích tầm quan trọng của lao động đối cới đời sống con người.

Hướng dẫn trả lời:

a. Giêm Oát đã lao động:

Đã nghiên cứu ra máy hơi nước.

Việc lao động đã mang lại ý nghĩa: Máy hơi nước đã tạo ra nguồn động lực mới, làm giảm sức lao động cơ bắp của con người.

- Lao động bằng thủ công dần thay thế lao động bằng máy móc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa ở Anh và châu Âu.

- Làm cho năng suất lao động tăng, thay đổi bộ mặt kinh tế Anh và châu Âu

- Dẫn đến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới.

b. Tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người:

Lao động là hoạt động chủ yếu của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và đất nước.

2. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

a. Theo em, trường hợp 2 và 3, các nhân vật đã thực hiện quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân như thế nào?

b. Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt uqy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong đời sống hằng ngày.

Hướng dẫn trả lời:

a. Bạn C đã quyết định học nghề trang điểm.

Anh T đã ứng tuyển và làm việc tại một công ty.

b. Thu Hà 15 tuổi vì gia cảnh gia đình khó khăn nên Thu Hà có quyền đi làm những công việc mà nhà nước quy định để kiếm thêm thu nhập cho bản thân và gia đình. 

3. Một số quy định cyar pháp luật về lao động chưa thành niên

a. Em hãy cho biết các nhân vật trong những bức tranh đã thực hiện quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên như thế nào.

b. Hãy kể thêm những quy định của pháp luật về lao động vị thành niên.

Hướng dẫn trả lời:

a. Tranh 1: Thúc ép làm nhanh lên với trẻ chưa đủ tuổi thành niên

  • Tranh 2: Giao việc quá nặng với trẻ chưa thành niên
  • Tranh 3: Tự ý đồng ý cho trẻ chưa thành niên làm việc ở đây không cần sự đồng ý.
  • Tranh 4: Không nhận trẻ chưa thành niên với công việc độc hại.

b. Một số quy định về lao động của pháp luật về lao động vị thành niên:

1. Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của cá nhân:

Đối với cá nhân, để tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá nhân phải có năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được cấu thành bởi năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
a) Năng lực pháp luật dân sự
Điều 14 Bộ luật dân sự quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có được từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.”
Cá nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự sau đây:
- Quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền nhân thân không gắn với tài sản.
- Quyền sở hữu, quyền thừa kế và các quyền khác đối với tài sản.
- Quyền tham gia quan hệ dân sự và có nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ đó.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không bị hạn chế trừ trường hợp do pháp luật quy định.
b) Năng lực hành vi dân sự của cá nhân:
Điều 17 Bộ luật Dân sự quy định: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự”.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân không giống nhau, phụ thuộc vào các yếu tố như: lứa tuổi, thể chất của từng người.
- Đối với người thành niên:
Người thành niên từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp mất năng lực hành vi dân sự và bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Đối với người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi:
+ Người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người không có năng lực hành vi dân sự: Người chưa đủ sáu tuổi không có năng lực hành vi dân sự. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Theo Điều 141 Bộ luật Dân sự, người đại diện theo pháp luật của cá nhân bao gồm: cha, mẹ đối với con chưa thành niên; người giám hộ đối với người được giám hộ; người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Mất năng lực hành vi dân sự: Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
 Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
- Hạn chế năng lực hành vi dân sự: Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
 Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Quyền nhân thân:
Điều 24 Bộ luật Dân sự quy định: Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Bộ luật Dân sự quy định 26 quyền nhân thân của cá nhân, gồm: Quyền đối với họ tên; thay đổi họ, tên; xác định dân tộc; được khai sinh; được khai tử; quyền đối với hình ảnh; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; hiến bộ phận cơ thể; hiến xác, bộ phân cơ thể sau khi chết; nhận bộ phận cơ thể người; xác định lại giới tính; được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; bí mật đời tư; kết hôn; quyền bình đẳng của vợ chồng; được hưởng sự chăm sóc giữa các thành viên trong gia đình; ly hôn; nhận, không nhận cha, mẹ, con; được nuôi con nuôi và quyền được nhận làm con nuôi; đối với quốc tịch; bất khả xâm phạm về chỗ ở; tự do tín ngưỡng, tôn giáo; tự do đi lại, tự do cư trú; lao đọng; tự do kinh doanh; tự do nghiên cứu, sáng tạo.
Quyền nhân thân là những quyền dân sự cơ bản của con người được pháp luật bảo hộ. Tôn trọng quyền nhân thân của người khác là nghĩa vụ của mọi người và cũng là nghĩa vụ của chính bản thân mỗi người. Về nguyên tắc, khi thực hiện quyền nhân thân của mình không được xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

4. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia hợp đồng lao động

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người lao động.

a. Theo em, các nhân vật trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?

b. Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời:

a. Các nhân vật trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động:

Công ti chị X không đáp ứng được điều kiện và trang thiết bị bảo hộ sức khỏe cho chị nên việc chấm dứt hợp đồng là đúng.

Anh H đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân khi tham gia lao động và giao tiếp với đồng nghiệp

b. Thu Hà đủ 18 tuổi có nghĩa vụ đi làm những công việc mà nhà nước quy định để tự nuôi sống bản thân, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì xã hội và phát triển đất nước. 

b. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của người sử dụng lao động

a. Theo em, các nhân vật trong trường hợp 2 và 3 đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của người lao động như thế nào?

b. Em hãy nêu một số ví dụ thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời:

a. Trường hợp 2 thì ông M đã chưa làm đúng nghĩa vụ của mình không thực hiện đúng thỏa thuận như đã giao hẹn từ trước.

Trường hợp 3 đã thực hiện đúng và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động.

b. Thu Hà đủ 18 tuổi có nghĩa vụ đi làm những công việc mà nhà nước quy định để tự nuôi sống bản thân, góp phần tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì xã hội và phát triển đất nước. 

c. Hợp đồng lao động

a. Theo em, vì sao người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động?

b. Dựa vào các thông tin trên, em hãy lập một hợp đồng lao động đơn giản giữa người sử dụng lao động và người lao động.

Hướng dẫn trả lời:

a. Theo em, người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng với nhau vì hợp đồng lao động là bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

b. 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………, ngày…… tháng …… năm ……

HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Số:………………

Căn cứ Bộ luật Lao động 2019;

Căn cứ nhu cầu và năng lực của hai bên

Hôm nay, tại …………………………………............................................................

Chúng tôi gồm:

BÊN A (NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG): ………………………………….............

Đại diện:………………………… Chức vụ:………………………............................

Quốc tịch: ………………………………………………….........................………….

Địa chỉ: ……………………………………………………........................………......

Điện thoại: ……………………………………………..........................……………

Mã số thuế: …………………………………………........................…………...……

Số tài khoản: ……………………………………….........................…………………

Tại Ngân hàng: ………………………………………………..........................……..

BÊN B (NGƯỜI LAO ĐỘNG): ……………….……………............................……

Ngày tháng năm sinh: ……………..…. Giới tính: ………........................…….....

Quê quán: …………………………………………………...........................………

Địa chỉ thường trú:……………………………………………..........................……

Số CMTND:………… Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …........................……...

Trình độ: …………………...... Chuyên ngành: ………………............................

Sau khi thỏa thuận, hai bên thống nhất ký Hợp đồng lao động (HĐLĐ) với các điều khoản sau đây:

Điều 1: Điều khoản chung

1. Loại HĐLĐ: (1) …………………………………………...….........………………

2. Thời hạn HĐLĐ:(2)  ………………………………..…………….........….....…....

3. Thời điểm bắt đầu: ……………………………………………….........….....…....

4. Thời điểm kết thúc (nếu có): …………………………........................….....…....

5. Địa điểm làm việc: (3) …………………………………..…………........….....…..

6. Bộ phận công tác: Phòng (4) ……………………………....................….....…...

7. Chức danh chuyên môn (vị trí công tác): (5) ………………………........….....….

8. Nhiệm vụ công việc như sau:

- Chịu sự điều hành trực tiếp của ông/bà: (6).........................................................

- Thực hiện công việc theo đúng chức danh chuyên môn của mình dưới sự quản lý, điều hành của người có thẩm quyền.

- Phối hợp cùng với các bộ phận, phòng ban khác trong Công ty để phát huy tối đa hiệu quả công việc.

- Hoàn thành những công việc khác tùy thuộc theo yêu cầu của Công ty và theo quyết định của Ban Giám đốc.

Điều 2: Chế độ làm việc

1. Thời gian làm việc: (7)………………………………………………….………..............

2. Do tính chất công việc, nhu cầu kinh doanh hay nhu cầu của tổ chức/bộ phận, Công ty có thể cho áp dụng thời gian làm việc linh hoạt. Những người được áp dụng thời gian làm việc linh hoạt có thể không tuân thủ lịch làm việc cố định bình thường mà làm theo ca, nhưng vẫn phải đảm bảo đủ số giờ làm việc theo quy định.

3. Thiết bị và công cụ làm việc sẽ được Công ty cấp phát tùy theo nhu cầu của công việc.

4. Điều kiện an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Quyền của người lao động

a) Tiền lương và phụ cấp:

- Mức lương/Thù lao chính: …...…. VNĐ/tháng.

- Phụ cấp trách nhiệm (nếu có): ......... VNĐ/tháng

- Phụ cấp hiệu suất công việc (nếu có): Theo đánh giá của quản lý.

- Lương hiệu quả (nếu có): Theo quy định của phòng ban, công ty.

- Công tác phí: Tùy từng vị trí, người lao động được hưởng theo quy định của công ty.

- Hình thức trả lương: (8) …………………………………………………………...........

b) Các quyền lợi khác:

- Khen thưởng: Người lao động được khuyến khích bằng vật chất và tinh thần khi có thành tích trong công tác hoặc theo quy định của công ty.

- Chế độ nâng lương: Theo quy định của Nhà nước và Quy chế tiền lương của Công ty.

- Chế độ nghỉ: Theo quy định chung của Nhà nước.

+ Nghỉ hàng tuần (9)……………………………………………………………….............

+ Nghỉ hàng năm: Những nhân viên được ký Hợp đồng chính thức và có thâm niên công tác 12 tháng thì sẽ được nghỉ phép năm có hưởng lương (mỗi năm 12 ngày phép). Nhân viên có thâm niên làm việc dưới 12 tháng thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc.

+ Nghỉ ngày Lễ: Các ngày nghỉ lễ theo quy định của pháp luật.

- Chế độ Bảo hiểm theo quy định của Nhà nước: (10) ..............................................

- Chế độ phúc lợi: (11) ...............................................................................................

- Các chế độ được hưởng: Người lao động được hưởng các chế độ ngừng việc, trợ cấp thôi việc hoặc bồi thường theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Được đơn phương chấm dứt Hợp đồng theo quy định của pháp luật và nội quy Công ty.

2. Nghĩa vụ của người lao động

a) Thực hiện công việc với hiệu quả cao nhất theo sự phân công, điều hành của người có thẩm quyền.

b) Hoàn thành công việc được giao và sẵn sàng chấp nhận mọi sự điều động khi có yêu cầu.

c) Nắm rõ và chấp hành nghiêm túc kỷ luật lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng cháy chữa cháy, văn hóa công ty, nội quy lao động và các chủ trương, chính sách của Công ty.

d) Bồi thường vi phạm và vật chất theo quy chế, nội quy của Công ty và pháp luật Nhà nước quy định.

e) Tham dự đầy đủ, nhiệt tình các buổi huấn luyện, đào tạo, hội thảo do Bộ phận hoặc Công ty tổ chức.

f) Thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng lao động và các thỏa thuận bằng văn bản khác với Công ty.

g) Tuyệt đối thực hiện cam kết bảo mật thông tin. (12)

h) Đóng các loại bảo hiểm, thuế, phí đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1. Quyền của người sử dụng lao động

a) Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo Hợp đồng (bố trí, điều chuyển công việc cho người lao động theo đúng chức năng chuyên môn).

b) Có quyền tạm thời chuyển người lao động sang làm công việc khác, ngừng việc và áp dụng các biện pháp kỷ luật theo quy định của pháp luật hiện hành và theo nội quy Công ty trong thời gian Hợp đồng còn giá trị.

c) Tạm hoãn, chấm dứt Hợp đồng, kỷ luật người lao động theo đúng quy định của pháp luật và nội quy Công ty.

d) Có quyền đòi bồi thường, khiếu nại với cơ quan liên đới để bảo vệ quyền lợi của mình nếu người lao động vi phạm pháp luật hay các điều khoản của hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

- Thực hiện đầy đủ những điều kiện cần thiết đã cam kết trong Hợp đồng lao động để người lao động đạt hiệu quả công việc cao. Bảo đảm việc làm cho người lao động theo Hợp đồng đã ký.

- Thanh toán đầy đủ, đúng thời hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động.

Điều 5: Những thỏa thuận khác

Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu một bên có nhu cầu thay đổi nội dung trong Hợp đồng phải báo cho bên kia trước ít nhất 03 ngày và ký kết bản Phụ lục Hợp đồng theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tiến hành thỏa thuận hai bên vẫn tuân theo Hợp đồng lao động đã ký kết.

Người lao động đọc kỹ, hiểu rõ và cam kết thực hiện các điều khoản và quy định ghi tại Hợp đồng lao động.

Điều 6: Điều khoản thi hành

Những vấn đề về lao động không ghi trong Hợp đồng này thì áp dụng theo quy định của thỏa ước tập thể, nội quy lao động và pháp luật lao động.

Khi hai bên ký kết Phụ lục Hợp đồng lao động thì nội dung của Phụ lục Hợp đồng lao động cũng có giá trị như các nội dung của bản hợp đồng này.

Hợp đồng này được lập thành …… bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ..….. bản./.

NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG                       NGƯỜI LAO ĐỘNG

 

(Ký và ghi rõ họ tên)                                          (Ký và ghi rõ họ tên)

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1: Em đồng tình hay không đồng tình với những ý kiến dưới đây? Vì sao?

a. Lao động là một trong những nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của nhân loại

b. Lao động chỉ tạo ra những giá trị vật chất cho đời sống con người.

c. Hoạt động lao động chỉ có ý nghĩa khi tạo ra những đóng góp to lớn cho xã hội.

d. Lao động giúp con người phát triển các mối quan hệ tích cực, tránh những thói hư tật xấu.

Hướng dẫn trả lời:

Em đồng tình với ý kiến: a, c, d

Em không đồng tình với ý kiến: b.

Lao động là hoạt động chủ yếu của con người là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của cá nhân, đất nước, nhân loại.

Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về việc làm của các nhân vật dưới đây?

a. Bà K trả công cho các lao động chưa thành niên rất thấp so với các lao động khác dù họ phải làm việc như nhau.

b. Bạn Q trốn lao động công ích ở trường để đi đá bóng

c. Chị O đưa các lao động chưa thành niên ở cơ sở mình đi khám sức khỏe định kì và tạo điều kiện để học tập, vui chơi, giải trí, rèn luyện bản thân.

d. H dành thời gian rảnh rỗi để làm đồ thủ công bán kiếm tiền mua đồ dùng học tập.

Hướng dẫn trả lời:

a. Em không đồng ý với việc làm này vì khi trẻ chưa thành niên sẽ nhận công việc phù hợp với lứa tuổi và nhận được mức lương phù hợp.

b. Trốn lao động đây là hành động em không đồng ý vì lao động là hoạt động chủ yếu của con người vì vậy lao động là vinh quang.

c. Em đồng ý với chị O vì vừa đảm bảo công việc, sức khỏe mà còn đảm bảo chất lượng công nhân

d. Em đồng ý vì bạn đã dành thời gian rảnh rỗi lao động với công việc phù hợp với sức lao động của bản thân

Câu hỏi 3: Hãy chỉ ra những vi phạm của người lao động, người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019 trong những trường hợp dưới đây:

a. Thuê trẻ em 14 tuổi làm việc 8 giờ/ngày

b. Tứ ý nghỉ việc không báo trước.

c. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của nhân viên không lí do.

d. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong cơ sở snag chiết khí ga.

e. Không chấp hành kỉ luật lao động.

g. Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động.

Hướng dẫn trả lời:

a. Thuê trẻ em chưa đủ tuổi thành niên làm quá số giờ quy định

b. Chưa thực hiền đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ của người lao động.

c. Không hoàn thành đúng với thỏa thuận với người lao động.

d. Thuê trẻ em 13 tuổi làm việc trong môi trường độc hại

e. Không chấp hành kỉ luật lao động.

g. Thiếu trang thiết bị và đồ bảo bộ

Câu hỏi 4: Xử lí tình huống:

a. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên anh K (15 tuổi) muốn đi tìm việc làm thêm trong dịp hè để kiếm tiền phụ giúp bố mẹ. Anh không biết mình có thể làmd dược việc gì và kiếm được việc làm từ đâu cho phù hợp.

Nếu là bạn của anh K, em sẽ khuyên anh như thế nào?

b. Chủ nhật, bạn N sang nhà bạn H trả sách thì thấyH đang giận dỗi mẹ. Sau khi hỏi thăm,N mới biết H có thái độ như vậy vì mẹ yêu cầu phải lau nhà xong mới đi chơi. Bạn H rất ấm ức và cho rằng mình còn nhỏ nên không phải làm việc nhà.

Nếu là bạn N, em sẽ nói gì với bạn H?

c. Chị P (18 tuổi) xin vào làm thêm tại xưởng bánh kẹo của ông D với công việc chính là phân loại, đóng gói các loại bánh kẹo. Ông D trao đổi: chị sẽ đến xưởng làm việc 2.5 giờ/ ngày, mỗi giờ ông sẽ trả......

Nếu là bạn chủa chị P, em sẽ khuyên chị nên lập hợp đồng với nội dung như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

a. Nếu là bạn K em sẽ khuyên anh tới tìm hiểu các công việc phù hợp với tuổi như chạy bàn, phục vụ hay tới các của hàng làm phụ giúp.

b. Nếu em là bạn của N thì em sẽ nói với bạn lao động là một việc cần thiết đối với con người, mình nhò thì làm việc nhỏ tùy vào sức lực của mình chứ không nên lấy lí do đó để không làm việc.

c. Nếu là bạn của chị P thì hợp đồng có những nội dung như 

-tên, địa chỉ của người sử dụng lao động, chức danh người kí kết hợp đồng

-họ tên và ngày tháng năm sinh, giới tidnh, nơi cư trí, số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân....

-công việc và địa điểm làm việc.

-thời hạn ra hợp đồng

- mức lương theo công việc hoặc chức danh

- trang bị bảo hội lao động

bảo hiểm xã hội, bảo hiểmm lao động....

Tìm kiếm google: Giải GDCD 8 KNTT bài 10, giải GDCD 8 sách kết nối tri thức bài 10, Giải bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân,bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com