Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Soạn mới Giáo án công dân 8 chân trời bài Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: TÔN TRỌNG SỰ ĐA DẠNG CỦA CÁC DÂN TỘC

(3 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Thể hiện được bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  • Phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm thái độ tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời phê phán những hành vi kì thị, phân biệt chủng tộc và văn hóa.

 

  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Biết cách thu thập, xử lí thông tin, tìm hiểu về sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới, đồng thời vận dụng được các kiến thức đã học để đánh giá, xử lí tình huống trong thực tiễn có liên quan đến việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.
  1. Phẩm chất:
  • Có tấm lòng nhân ái, khoan dung văn hóa, tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip thể hiện nội dung về tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Tiếp sức đồng đội”

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS kể tên các món ăn truyền thống của các quốc gia khác trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các món ăn truyền thống của các quốc gia trên thế giới.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 3 HS đại diện để tham gia trò chơi “Tiếp sức đồng đội”.

- GV phổ biến luật chơi: Hai nhóm thi đua kể tên các món ăn truyền thống của các quốc gia trên thế giới trong thời gian 3-4 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chọn thành viên trong nhóm tham gia trò chơi “Tiếp sức đồng đội”, kể tên các món ăn truyền thống của các nước.

- Các thành viên khác sẽ hỗ trợ nhau khi tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổng hợp câu trả lời của các nhóm:

- GV trình chiếu một số món ăn truyền thống của các quốc gia trên thế giới là: kim chi, sushi, pizza, kimbap,...

Kimchi (Hàn Quốc)                                  Sushi (Nhật Bản)

       

                         Pizza (Ý)                                          Kimbap (Hàn Quốc)

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và công bố nhóm thắng cuộc.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- GV chia nhóm, yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh trong SHS tr.10 và kể tên các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong các hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong các hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về các biểu tượng đó.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 4 nhóm, quan sát tranh SHS tr.10 và thực hiện yêu cầu:

+ Nhóm 1: Quan sát hình 1 và kể tên quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về biểu tượng đó.

Nhóm 2: Quan sát hình 2 và kể tên quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về biểu tượng đó.

Nhóm 3: Quan sát hình 3 và kể tên quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về biểu tượng đó.

Nhóm 4: Quan sát hình 4 và kể tên quốc gia gắn liền với biểu tượng văn hóa, du lịch trong hình ảnh và chia sẻ hiểu biết về biểu tượng đó.

- GV gia hạn thời gian hoàn thành nhiệm vụ cho các nhóm là 2 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng hiểu biết của mình, quan sát hình ảnh, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu đại diện các nhóm trình bày ý kiến:

Hình 1: Tháp Eiffel ở Pari, Pháp.

Đây là công trình kiến trúc bằng thép trên công viên Champ-de-Mars, cạnh sông Seine. Tháo giữ vững vị trí là công trình cao nhất thế giới trong suốt hơn 40 năm qua, thu hút khách du lịch quốc tế và là nơi đặt trạm phát sóng truyền thanh cho Paris.

Hình 2: Nữ thần tự do ở New York, Hoa Kỳ.

Đây là biểu tượng lừng danh của nước Mỹ. Tượng có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia là một tấm đá phiến có khắc ngày độc lập của Mỹ.

Hình 3: Nhà hát Opera Sydney ở Úc.

Đây là biểu tượng nổi tiếng thế giới và sẽ gia nhập “kỉ nguyên kĩ thuật số” bằng nền tảng dịch vụ riêng, phát sóng các chương trình biểu diễn ghi hình hoặc trực tiếp.

Hình 4: Đền Angkor Wat ở Campuchia.

Đây là quần thể đền và di tích tôn giáo lớn nhất của thế giới, rộng tới 162,6 hecta, được xây dựng từ thế kỉ XII.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và công bố nhóm nào thắng cuộc.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là điều rất cần thiết đối với mỗi quốc gia. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới không chỉ là biểu hiện của văn minh mà còn tạo cơ hội học hỏi, tiếp thu những mặt tích cực, từ đó, tạo nên sức mạnh liên kết văn hóa toàn cầu vì mục tiêu xây dựng thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay - Bài 2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin SHS tr.11 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin 1, 2 SHS tr.11.

- GV chia lớp thành 6 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu thực hiện các yêu cầu:

Nhóm 1, 2: Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích gì?

Nhóm 3, 4: Ngày Quốc tế Khoan dung ra đời nhằm mục đích gì?

Nhóm 5, 6:  Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện như thế nào trong thông tin trên?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SHS tr.11, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi:

+ Công ước Quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc của Liên Hợp Quốc ra đời nhằm mục đích: tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu; phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

+ Ngày Quốc tế Khoan dung: nhằm mục đích tôn trọng sự đa dạng, phong phú của các nền văn hóa trên thế giới, thừa nhận các quyền con người phổ biến và các quyền tự do cơ bản của con người.

+ Sự đa dạng của các dân tộc trên thế giới để thể hiện: Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,...

- GV rút ra kết luận về ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

- Ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:

+ Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu. + Phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác.

 

Hoạt động 2: Quan sát các hình ảnh và đọc thông tin để thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS kể được một số biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Nội dung:

GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SHS tr.12 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SHS tr.12 và thực hiện yêu cầu:

Em hãy nêu những nét đặc sắc của các dân tộc trong các hình ảnh, thông tin trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu thêm một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, đọc thông tin trong SHS tr.12 và thực hiện yêu cầu.

- HS vận dụng hiểu biết của bản thân để nêu thêm một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới mà em biết.

- HS rút ra kết luận về những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 bạn HS xung phong phát biểu câu trả lời:

Thông tin 1: Lễ hội té nước của người Thái, Lào, Khơ-me. Trong lễ hội này, người dân mang nước ra đường và té vào người qua đường như một cử chỉ cầu phúc an lành.

Thông tin 2: Món pizza của nước Ý đã phổ biến trên toàn thế giới.

Thông tin 3: Trang phục Kimono của người Nhật Bản, thường được mặc vào dịp lễ Tết, cưới hỏi,...

Thông tin 4: Lễ hội Rio Carnival của nước Brazil, trong lễ hội này những vũ công Samba được hóa trang đầy màu sắc.

Một số biểu hiện khác về sự đa dạng của các nền văn hóa trên thế giới: trang phục áo dài của Việt Nam, Hanbok của Hàn Quốc, món ăn sushi của Nhật Bản,...

- GV rút ra kết luận về những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Quan sát các hình ảnh và đọc thông tin để thực hiện yêu cầu

- Những biểu hiện của sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới:

+ Mỗi dân tộc có những đặc trưng khác nhau về màu da, ngoại hình,...

+ Mỗi nền văn hóa có sự khác biệt về phong tục, tập quán, ngôn ngữ, chữ viết, phương thức sinh hoạt, ẩm thực, trang phục, nghệ thuật, kiến trúc,...

--------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 8 chân trời mới, soạn giáo án công dân 8 mới chân trời bài Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc, giáo án công dân 8 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay