Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
(3,5 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.
+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc lập kế hoạch chi tiêu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Hiểu ý đồng đội”
- HS tham gia chơi trò chơi “Hiểu ý đồng đội”: suy đoán để tìm ra các từ khóa liên quan đến nội dung lập kế hoạch chi tiêu.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi “Hiểu ý đồng đội”: Hai đội cử ra 2 HS đại diện để tham gia trò chơi, hai người chơi sẽ đối mặt với nhau, một người sẽ được nhìn từ khóa do GV đưa ra, sau đó diễn đạt bằng lời nói, hành động để đồng đội của mình đoán được từ khóa.
- GV gia hạn thời gian của mỗi đội là 2 phút, tương ứng với 4 từ khóa.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi, HS cử 2 thành viên của nhóm tham gia chơi “Hiểu ý đồng đội”.
- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS tích cực tham gia trò chơi.
+ Từ khóa 1: Chi tiêu.
+ Từ khóa 2: Kế hoạch.
+ Từ khóa 3: Hợp lí.
+ Từ khóa 4: Tiết kiệm.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS tr.49 và trả lời câu hỏi.
- GV dẫn dắt vào bài học.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SHS và trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh chiếc xô bị thủng làm cho em liên tưởng đến điều gì trong quản lí chi tiêu?
+ Em đã quản lí tốt tiêu của mình chưa? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh SHS, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời các câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Hình ảnh chiếc xô bị thủng làm cho em liên tưởng đến việc: nếu không quản lí chi tiêu tốt thì chúng ta dễ rơi vào tình trạng thất thoát tài chính, nghèo đói.
+ Em chưa quản lí tốt tiêu của mình. Vì: em chưa biết cách lập kế hoạch chi tiêu hiệu quả.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Quản lí tài chính cá nhân là một kĩ năng sống quan trọng cần được rèn luyện ngay từ khi còn nhỏ. Lập kế hoạch chi tiêu là yêu cầu không thể thiếu trong quản lí tài chính cá nhân. Việc lập kế hoạch chi tiêu hợp lí sẽ giúp chúng ta tiết kiệm tiền và sử dụng tiền hiệu quả, đạt được tự do tài chính.
Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài – Lập kế hoạch chi tiêu.
Hoạt động 1: Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SHS tr.50 và trả lời câu hỏi.
- GV rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc trường hợp trong SHS tr.50 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Bạn T đã quản lí chi tiêu của mình như thế nào? - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SHS tr.50 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của GV. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi: Cách quản lí chi tiêu của bạn T + T sử dụng số tiền mừng tuổi và những khoản tiền khác mình có được vào những việc phù hợp. + T chia nhỏ số tiền mình có, sử dụng chúng cho những mục đích khác nhau: một phần tiền dùng để mua sách vở; một phần tiền dùng để mua đồ tặng người thân, bạn bè vào những dịp đặc biệt và một phần tiền để tham gia các hoạt động thiện nguyện. - GV rút ra kết luận về sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Đọc trường hợp và trả lời câu hỏi - Sự cần thiết phải lập kế hoạch chi tiêu: + Lập kế hoạch chi tiêu sẽ giúp quản lý tiền một cách hiệu quả, phát hiện được những điểm chưa đúng trong việc sử dụng tài chính, chi tiêu không hợp lý. + Kế hoạch chi tiêu còn giúp định hướng tương lai, phân bổ tiền phù hợp và đạt được các mục tiêu tài chính.
|
Hoạt động 2: Đọc nội dung các bước lập kế hoạch chi tiêu và trường hợp để thực hiện yêu cầu
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SHS tr.50 và thực hiện yêu cầu.
- GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời HS đọc nội dung trong SHS tr.50 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy sắp xếp thứ tự các bước lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lí. - GV nêu thêm câu hỏi: Em hãy giúp bạn A lập kế hoạch chi tiêu trong trường hợp trên. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các nội dung SHS tr.50, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). - GV rút ra ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí. - GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung tiếp theo. | 2. Đọc nội dung các bước lập kế hoạch chi tiêu và trường hợp để thực hiện yêu cầu - Cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí: + Bước 1: Xác định mục tiêu và thời hạn thực hiện dựa trên nguồn lực hiện có. + Bước 2: Xác định các khoản cần chi. + Bước 3: Thiết lập quy tắc thu, chi. + Bước 4: Thực hiện kế hoạch chi tiêu. + Bước 5: Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. |
KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA BẠN A
Các bước | Nội dung |
Bước 1 | - Mục tiêu: mua đôi giày thể thao mới (ví dụ: giày Stan Smith của hãng Adidas) - Thời gian thực hiện: 4 tháng - Nguồn lực hiện có: tiền mừng tuổi (500.000 đồng); tiền tiết kiệm và tiền thưởng (700.000 đồng) |
Bước 2 | Các khoản cần chi trong 4 tháng tới: - Tiền mua giày mới: 1.700.000 đồng (giá của đôi giày Stan Smith) - Tiền mua quà tặng sinh nhật mẹ (dự kiến khoảng 300.000 đồng). |
Bước 3 | Nguyên tắc thu - chi: + Thu: tổng hợp tất cả các khoản tiền hiện có (tiền mừng tuổi, tiết kiệm, thưởng) cùng với số tiền làm thêm (dự kiến sẽ làm thêm các công việc phù hợp, trong 4 tháng, mỗi tháng tiền lương để ra khoảng 200.000 đồng). + Chi: chỉ chi tiêu vào những việc thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả. |
Bước 4 | Thực hiện kế hoạch chi tiêu |
Bước 5 | Kiểm tra và điều chỉnh kế hoạch chi tiêu. |
Hoạt động 3: Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu
- GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong SHS tr.51, 52 và thực hiện nhiệm vụ.
- GV rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời 1 HS đọc các thông tin trong SHS tr.51, 52 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chọn cách chi tiêu phù hợp với bản thân và giải thích vì sao. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy liệt kê những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch chi tiêu. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc các thông tin trong SHS và thực hiện nhiệm vụ. - HS rút ra kết luận về cách lập kế hoạch chi tiêu hợp lí theo hướng dẫn của GV. - GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời: + Cách chi tiêu phù hợp với bản thân em là: chi tiêu theo nguyên tắc 6 chiếc lọ. Vì: việc phân chia nguồn tiền thành 6 khoản nhỏ, mỗi khoản tương ứng với những mục đích chi tiêu khác nhau, như: nhu cầu thiết yếu; đầu tư; tiết kiệm; hưởng thụ; giáo dục, thiện nguyện,… rất phù hợp và thiết thực trong cuộc sống. Mặt khác, trong quá trình thực hiện, em cũng có thể linh động, điều chỉnh tỉ lệ giữa các khoản tiền sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. + Những yêu cầu cơ bản khi lập kế hoạch chi tiêu: ● Chi tiêu phải có mục đích cụ thể, rõ ràng. ● Lập kế hoạch chi tiêu cần bám sát thực tế, dựa trên nguồn lực hiện có của bản thân. ● Cần thiết lập những nguyên tắc chi - tiêu đúng đắn, khoa học và phù hợp.
| 3. Đọc thông tin và thực hiện yêu cầu - Để lập kế hoạch chi tiêu hợp lí, HS cần phải: + Rèn luyện những thói quen chi tiêu tốt và lập kế hoạch chi tiêu cho các nhân một cách phù hợp. + Cần giúp đỡ người thân, bạn bè lập kế hoạch chi tiêu hợp lí trong khả năng của mình.
|
------------Còn tiếp------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác