Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Soạn mới Giáo án công dân 8 chân trời bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.
  • Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động, lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giản giữa những người sử dụng lao động và người lao động.
  • Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: Tự đánh giá được thái độ, hành vi lao động của bản thân trong đời sống thực tế; Có kế hoạch và thực hiện kế hoạch khắc phục, cải thiện những điểm chưa tốt, chưa phù hợp trong lao động của bản thân.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân trong thực tiễn cuộc sống; Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống trong đời sống thực tiễn có liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.
  1. Phẩm chất:
  • Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp với lứa tuổi.
  • Có trách nhiệm thực hiện tốt mọi quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên, quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Tốc độ”

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- HS tham gia chơi trò chơi Tốc độ”: nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi “Tốc độ”Hai đội sẽ nêu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động. Trong vòng 2-3 phút, đội nào nêu được nhiều câu ca dao, tục ngữ nhất sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi “Tốc độ”.

- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi.

Một số câu ca do, tục ngữ gợi ý:

“Ai ơi, bưng bát cơm đấy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.”

“Rủ nhau đi cấy, đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu”

“Muốn cho bông lúa nảy bông to

Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều”

“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.

Nhiệm vụ 2: Đọc câu ca dao và rút ra ý nghĩa về lao động

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc câu ca dao và rút ra ý nghĩa của câu ca dao về lao động.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa của câu ca dao về lao động.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc và rút ra ý nghĩa của câu ca dao về lao động.

“Muốn no thì phải chăm làm,

Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi.”

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao và rút ra ý nghĩa về lao động.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Câu ca dao “Muốn no thì phải chăm làm/ Một hạt thóc vàng, chín giọt mồ hôi”, muốn khuyên con người nên chăm chỉ lao động; chỉ khi lao động, chúng ta mới tạo ra được sản phẩm vật chất để nuôi sống bản thân và gia đình.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Cuộc sống của chúng ta sẽ buồn tẻ và mất đi ý nghĩa nếu không có lao động. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân. Việc hiểu được một số quyền và nghĩa vụ của lao động sẽ giúp con người từng bước đi vào hành trình khám phá thế giới, sáng tạo ra chính cuộc đời của bản thân mình.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 10 – Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SHS tr.64, 65 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận vai trò của lao động trong cuộc sống

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về vai trò của lao động trong cuộc sống.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh tr. 64, 65 và trả lời câu hỏi:

Em có suy nghĩ gì về lao động của người nông dân, công nhân, bác sĩ, nhạc sĩ trong các hình ảnh trên?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Theo em, lao động có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh SHS tr.64, 65 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về vai trò của lao động trong cuộc sống theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Lao động của người nông dân tạo ra của cải, vật chất.

+ Lao động của người công nhân tạo ra sản phẩm tiêu dùng.

+ Lao động của người bác sĩ là khám chữa bệnh cho tất cả mọi người.

+ Lao động của nhạc sĩ là sáng tác ra bài hát phục vụ nhu cầu ca hát của mọi người.

- GV rút ra kết luận về vai trò của lao động trong cuộc sống.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

- Vai trò của lao động:

+ Lao động là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.

+ Lao động là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

 

Hoạt động 2: Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.65, 66, 67, 68 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2-3 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.65, 66, 67, 68.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu các nhóm đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết, anh M có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật không?

Nhóm 3, 4: Em hãy cho biết chú T quyết định từ chối anh Q vào làm việc có phù hợp theo quy định của pháp luật không?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp tr.65, 66, 67, 68, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời:

+ Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định:

●       Người lao động có quyền: không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động tại nơi làm việc và có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

●       Người sử dụng lao động có nghĩa vụ: tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động.

=> Trong trường hợp 1, Anh M thường xuyên bị người sử dụng lao động ngược đãi, nhục mạ, gây tổn hại đến sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Nên anh M có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật.

+ Điểm c) khoản 2 điều 147 của Bộ luật lao động năm 2019 quy định: cấm sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc trong cơ sở giết mổ gia súc.

=> Trong trường hợp 2, do anh Q mới 17 tuổi, nên việc chú T từ chối anh Q vào làm việc là phù hợp theo quy định của pháp luật.

- GV rút ra ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Đọc các thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

Quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân:

+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của bản thân, gia đình và cống hiến cho xã hội.

+ Công dân có nghĩa vụ lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần phát triển đất nước.

- Quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên:

Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, ở các nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.

Hoạt động 3: Đọc thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia trong hợp đồng lao động.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.69 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia trong hợp đồng lao động.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia trong hợp đồng lao động.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.69 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết chị B có quyền được giao kết nhiều hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không?

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những quyền và nghĩa vụ cơ bản khác của người lao động khi hợp đồng lao động.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia trong hợp đồng lao động theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời:

Chị B có thể kí hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng chị cần đảm bảo thực hiện tốt những điều khoản đã kí kết trong hợp đồng.

- GV rút ra kết luận về quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia trong hợp đồng lao động.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Đọc thông tin, trường hợp và thực hiện yêu cầu

Quyền và nghĩa vụ của người lao động:

+ Người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, không bị phân biệt đối xử, không bị cưỡng bức lao động, được hưởng lương phù hợp với trình độ, được gia nhập các tổ chức nghề nghiệp, tổ chức đại diện cho người lao động...;

+ Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, chấp hành kỉ luật lao động, tuân theo sự quản lí, điều hành của người sử dụng lao động.

- Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động :

+ Người sử dụng lao động có quyền tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giám sát lao động, khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động, đóng cửa tạm thời nơi làm việc,...

+ Có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác, tôn trọng danh dự và nhân phẩm của người lao động.

 

Hoạt động 4: Đọc tình huống và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc tình huống trong SHS tr.70 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân và lao động chưa thành niên.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc các trường hợp trong SHS tr.70.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Em hãy cho biết hành vi của ông A có vi phạm pháp luật lao động về việc sử dụng lao động chưa thành niên không. Vì sao?

 

4. Đọc các trường hợp và trả lời câu hỏi

- Trách nhiệm của học sinh phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

 

--------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 8 chân trời mới, soạn giáo án công dân 8 mới chân trời bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, giáo án công dân 8 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay