Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.29 và quan sát tranh chủ đề - SHS tr.28:
- GV đặt câu hỏi:
Em hãy mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
Mô tả bức tranh chủ đề: Bức tranh có 2 nội dung:
+ Hình ảnh cô gái đang lập kế hoạch chi tiêu hợp lí cho thấy trách nhiệm đối với cuộc sống của bản thân.
+ Hình ảnh gia đình 3 thành viên đang tâm sự, trò chuyện với nhau: Người con mong muốn bố mẹ luôn quan tâm, lo lắng cho nhau, và gia đình hòa thuận.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp trong Chủ đề 4 – Trách nhiệm với gia đình.
(KHÁM PHÁ – KẾT NỐI)
Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình
GV tổ chức cho HS tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần đối với người thân trong gia đình.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, chia sẻ với nhau: Em hãy chia sẻ những việc làm đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Gợi ý: + Những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần đối với người thân trong gia đình. + Sự hiểu biết của em về từng người thân trong gia đình (điểm mạnh, điểm yếu, sở thích, tính cách,...) + ... - GV lưu ý HS không đưa ra ý kiến trùng lặp với những người đã phát biểu trước. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ bản thân, gia đình để chia sẻ với lớp. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời một số HS chia sẻ về những việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình. Ví dụ: + Bố đón hai chị em sau mỗi giờ tan học. + Hai chị em phụ mẹ nhặt rau để chuẩn bị bữa tối. + Em tắm cho em gái phụ mẹ công việc nhà. + Bố mang quần áo trong máy giặt đi phơi giúp mẹ. + E quét dọn nhà cửa phụ mẹ. + Pha trà mời ông bà và nhổ tóc sâu giúp ông bà. - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ điều em rút ra được. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV cùng HS chốt lại những kinh nghiệm phù hợp mà HS đã chia sẻ để kết nối với kinh nghiệm mới. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Tìm hiểu những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình a. Chia sẻ về những việc em đã làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình Mỗi HS nên thể hiện sự quan tâm, chăm sóc những thành viên trong gia đình của mình. Điều đó giúp cho mối quan hệ gia đình trở nên gắn bó, yêu thương và bền chặt hơn.
|
Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xác định những việc cần làm thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS dựa vào gợi ý SHS tr.30 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Em hãy thảo luận với các bạn và tìm thêm những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến sức khỏe thể chất của người thân trong gia đình. + Nhóm 2: Em hãy thảo luận với các bạn và tìm thêm những việc cần làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến đời sống tinh thần của người thân trong gia đình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân để thảo luận thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận (nếu thảo luận theo nhóm). GV lưu ý các nhóm sau chỉ bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước. Sức khỏe thể chất: + Chủ động hỏi han khi thấy người thân có biểu hiện ốm, mệt. + Pha nước hoa quả hoặc sữa cho người thân bị ốm. + Nấu những món ăn ngon để người thân dễ ăn hơn. + Nhắc người thân uống thuốc đúng giờ. + ... Đời sống tinh thần: + Chúc mừng, tặng quà người thân dịp sinh nhật. + Chủ động gọi hỏi khi thấy người thân có biểu hiện buồn, chán,... để chia sẻ. + Làm những việc giúp người thân giải tỏa sự buồn, chán để có thêm năng lượng tích cực. + Có ý thức mang lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. + ... - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV lôi cuốn HS tham gia phân tích, tổng hợp bổ sung những việc cần làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc sức khỏe tinh thần người thân trong gia đình và chốt lại. - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Thảo luận để xác định những việc cần làm thể hiện qua sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình - Mỗi người sẽ có một cách thể hiện riêng sự quan tâm, chăm sóc tới người thân trong gia đình mình. - Dù là bằng hành động, việc làm nào, chúng ta cũng cần thường xuyên quan tâm, yêu thương mọi người trong gia đình. |
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ những tình huống các em đã tham gia hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận chia sẻ những tình huống mà HS đã tham gia hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. - GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp những tình huống. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Tìm hiểu cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình a. Chia sẻ Mối quan hệ nào cũng khó tránh khỏi những xung đột, mâu thuẫn, trong gia đình cũng vậy. Vì thế mỗi thành viên cần biết cách kiềm chế bản thân, điều chỉnh cảm xúc để không để quan hệ gia đình trở nên xấu đi. |
Nhiệm vụ 2: Khám phá kinh nghiệm của HS qua xử lí tình huống Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 2 nhóm lớn, yêu cầu HS đọc các trường hợp SHS tr.30 và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Đọc tình huống 1 và trả lời câu hỏi: Nếu là Hương, em sẽ làm gì? + Nhóm 2: Đọc tình huống 2 và trả lời câu hỏi: Nếu là Khánh, em sẽ làm gì? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, đọc tình huống và dựa vào kinh nghiệm đã có để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả lời: + Tình huống 1: Nếu là Hương, em sẽ nói với bà rằng chơi điện thoại nhiều không tốt cho sức khỏe, ảnh hướng tới mắt do đó mình đã mắng để em không chơi nữa và bà không nên bênh em như vậy. + Tình huống 2: Nếu là Khánh, em sẽ xin lỗi bố vì đã nói chuyện như vậy với bố và em hứa sẽ tự biết lo cho mình và không làm bố lo lắng. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | b. Khám phá kinh nghiệm của HS qua xử lí tình huống Mỗi gia đình sẽ xảy ra những trường hợp, tình huống mâu thuẫn, tranh cãi riêng. Vì thế, tất cả mọi người cần lắng nghe, thấu hiểu nhau để vượt qua và hóa giải được những khó khăn trong mối quan hệ. |
Nhiệm vụ 3: Thảo luận để xác định cách hóa giải mâu thuẫn trong gia đình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận cùng các bạn để xác định những cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. - GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về những cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, chia sẻ những cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. - GV quan sát, hướng dẫn (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình (bảng đính kèm phía dưới hoạt động). - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV chuyển sang nội dung mới. | c. Thảo luận để xác định cách hóa giải mâu thuẫn trong gia đình Mỗi trường hợp, mỗi môi trường gia đình sẽ có những cách hóa giải mâu thuẫn khác nhau. Chúng ta cần chủ động học hỏi, lắng nghe và có những cách xử lí mâu thuẫn phù hợp trong gia đình. |
BẢNG XÁC ĐỊNH CÁC CÁCH HÓA GIẢI MÂU THUẪN, XUNG ĐỘT TRONG GIA ĐÌNH
Khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột với người thân | Khi các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột với nhau |
- Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột. - Nói về sự nuối tiếc đã xảy ra mâu thuẫn và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn này. - Lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người thân để hiểu cảm xúc của họ. - Nói về cảm xúc của mình để người thân hiểu, cảm thông,... - Thừa nhận lỗi của mình và mạnh dạn chỉ ra điều mà người thân cần rút kinh nghiệm. - .... | - Chủ động đề nghị người thân trong gia đình cùng nói chuyện với nhau để hóa giải mâu thuẫn, xung đột. - Tham gia xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột. - Nói chuyện riêng với từng người để hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của họ về mâu thuẫn, xung đột đó. - Tham gia hòa giải mâu thuẫn dựa trên việc cùng phân tích sự việc và rút ra kinh nghiệm của người thân có mâu thuẫn. - .... |
-----------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác