Phiếu trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 4: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ CÁC NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

BÀI 6: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

A.   PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT

Câu 1: Theo em, định nghĩa của kinh doanh được hiểu như thế nào?   

  1. Kinh doanh là các hoạt động mang sức lao động để tạo ra các vật chất cần thiết cho cuộc sống
  2. Kinh doanh là các hạot động đầu tư sản xuất, mua bá, cung ứng dịch vụ do các chủ kinh doanh tiến hành một cách độc lập, thường vì mục đích tạo ra lợi nhuận
  3. Hoạt động kinh doanh là một hoạt động giúp người lao động và người sử dụng lao động có thể tìm được các tiếng nói chung trong việc kí kết hợp đồng lao động
  4. Là hoạt động mà bất cứ ai cũng có thể làm để tạo ra giá trị cho bản thân

 

Câu 2: Ý tưởng kinh doanh là gì?  

  1. Ý tưởng kinh doanh là điều không cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh
  2. Ý tưởng kinh doanh là khái niệm chỉ ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh
  3. Ý tưởng kinh doanh chỉ các suy nghĩ có thể giúp cho người lao động có thể biến mình thành các chủ doanh nghiệp
  4. Là khái niệm chỉ các suy nghĩ chỉ có những người xuất chúng mới có thể nghĩ ra được

Câu 3: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có quan trọng không?

  1. Trong hoạt động kinh doanh việc quan trọng là tiền vốn, còn ý tưởng kinh doanh chỉ là tương đối không cần thiết
  2. Xây dựng ý tưởng kinh doanh là rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh
  3. Ý tưởng kinh doanh chỉ là khái niệm bó buộc hoạt động kinh doanh, không tạo ra được các điều sáng tạo vượt bậc
  4. Ý tưởng kinh doanh làm mất đi tính tự nhiên của các hoạt động kinh doanh

Câu 4: Các nguồn giúp người muốn kinh doanh tìm được ý tưởng kinh doanh là gì?

  1. Các yếu tố từ bên trong hoạt động kinh doanh
  2. Lợi thế nội lực
  3. Lợi thế nội tại, cơ hội bên ngoài
  4. Lợi thế bên ngoài

Câu 5: Cơ hội kinh doanh là gì?

  1. Là một bản hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người lao động về các điều khoản phù hợp trong quá trình làm việc
  2. Là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  3. Là sự biến mất của những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  4. Là sự biến đổi các ý tưởng trong quá trình điều chỉnh các ý tưởng khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Câu 6: Ý tưởng kinh doanh nội tại được xuất phát từ đâu?

  1. Từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng
  2. Lợi thế cạnh tranh
  3. Thuận lợi về vị trí triển khai
  4. Xuất phát từ đam mê

Câu 7: Để thành công, người làm trong lĩnh vực kinh doanh cần có những năng lực gì?

  1. Chỉ cần có năng lực lãnh đạo
  2. Chỉ cần có năng lực chuyên môn là đủ
  3. Năng lực lãnh đạo, năng lực quản lí, năng lực chuyên môn, năng lực học tập
  4. Cần thiết nhất là năng lực học tập

Câu 8: Các cơ hội bên ngoài giúp các nhà kinh doanh tìm được các ý tưởng kinh daonh là gì?

  1. Đam mê
  2. Hiểu biết
  3. Khả năng huy động các nguồn lực
  4. Lợi thế cạnh tranh

Câu 9: Chủ kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh của mình có tốt hay không?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

Câu 10: Các tiêu chí dựa vào để đánh giá cơ hội kinh doanh là gì?   

  1. Điểm đặc biệt, điểm khác biệt, cơ hội
  2. Điểm mạnh, điểm yếu
  3. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
  4. Điểm mạnh, điểm yếu và thách thức đặt ra

2. THÔNG HIỂU

Câu 1: Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?

  1. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng
  2. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
  3. Từ ý tưởng kỉnh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh
  4. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh

Câu 2: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  1. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh
  2. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến
  3. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh
  4. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

Câu 3: Vì sao việc xây dựng được ý tưởng kinh doanh lại cần thiết?

  1. Tạo ra được các sản phẩm kinh doanh mang tính đại trà
  2. Để có thể duy trì được sản phẩm kinh doanh mang tính lâu dài, có tính hấp dẫn đảm bảo mang lại lợi nhuận
  3. Để dễ dàng thay đổi các mặt hàng kinh doanh một cách nhanh chóng
  4. Để không phải tính toán đến việc duy trì sản phẩm lâu dài

Câu 4: Nếu ý tưởng kinh doanh của một doanh nghiệp chỉ có tính sáng tạo không màng đến các yếu tố khả thi khác thì sẽ dẫn tới điều gì?

  1. Tạo được ra các sản phẩm mang tính độc đáo, ấn tượng mạnh mẽ với đối tượng khách hàng
  2. Thành công thu được lợi nhuận lớn
  3. Có thể không thực hiện được, gây ra các thua lỗ trong hoạt động kinh doanh
  4. Thực hiện thành công các ý tưởng đã được đề ra

Câu 5: Vì sao người kinh doanh cần phải có năng lực học tập?

  1. Vì cần phải thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh
  2. Vì cần tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
  3. Vì chủ kinh doanh cần phải biết nắm bắt các cơ hội chính xác và nhanh chóng
  4. Vì muốn kinh doanh tốt cần phải hiểu rõ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh

Câu 6: Những điều kiện nào sau đây được cho là điều kiện thuận lợi kinh doanh?

  1. Xác định được thị yếu của đa số khách hàng
  2. Tìm được nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào chất lượng với giá cả phù hợp
  3. Có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực mà mình định hướng kinh doanh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

3. VẬN DỤNG

Câu 1: Theo em, ngoài việc cần có vốn kinh doanh thì người muốn kinh doanh cần có các năng lực gì sau đây?

  1. Năng lực lãnh đạo, tạo ra định hướng vững vàng cho việc kinh doanh được thuận lợi
  2. Năng lực quản lí, tổ chức thiết lập được các mối quan hệ cần thiết trong kinh doanh
  3. Năng lực chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà mình định hướng kinh doanh
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

  1. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc biết đan móc khóa
  2. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc nắm bắt được thị yếu của nhiều bạn học sinh trong trường
  3. Ý tưởng kinh doanh của M là do có mẹ chỉ dẫn
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?

  1. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
  2. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán
  3. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
  4. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán

Câu 4: Thấy chị M buôn bán tốt với món xôi ngũ sắc, chị T cũng quyết định nấu một món xôi y hệt nhà chị M để bán cạnh tranh. Theo em việc kinh doanh của chị T có tạo được nhiều bước đột phá không?

  1. Chị T không tạo được nhiều đột phá vì mặt hàng của chị cũng chỉ có mỗi xôi ngũ sắc nên không thể phát triển mạnh
  2. Việc làm của chị T không phát triển mạnh mẽ được do chị T không có ý tương kinh doanh của riêng mình
  3. Chị T làm mất đi sự sáng tạo trong món xôi ngũ sắc nên không thể nào tạo ra được sự đột phá lớn
  4. Chị T không tạo được ra các đột phá lớn do chị T chỉ cần bán được hết số xôi hằng ngày

Câu 5: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan ới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

  1. Anh H là một người có tư duy học hỏi, sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích về áp dụng trong doanh nghiệp
  2. Anh H sẽ có được các thông tin cần thiết để tìm ra được ý tưởng kinh doanh của mình sau này
  3. Cả đáp án A và B đều đúng
  4. Cả đáp án A và B đều sai

4. VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Gia đình ông T mới chuyển lên thành phố, nhận thấy người dân ở đây không có thói quen nấu bữa sáng như ở dưới quê, ông T nảy ra ý định mở cửa hàng bán đồ ăn sáng mang đi, các món ăn tại cửa hàng của ông mang đậm vị quê nhà với giá cả phải chăng nên được rất nhiều người đón nhận, ủng hộ. Theo em ý tưởng kinh doanh của ông T xuất phát từ đâu và ông đã làm thế nào để khiến khách hàng yêu mến món ăn của quán nhà mình?

  1. Ý tưởng kinh doanh của ông T xuất phát từ việc người thành phố không hay nấu đồ ăn sáng nên ông đã mở quán bán đồ ăn sáng. Món ăn chỗ ông được ưa thích là do sự mộc mạc của món quê nhà mà ông mang tới và giá cả phù hợp với người dân
  2. Ông T có ý tưởng kinh doanh từ khi chuyển lên thành phố do những món ăn của ông rẻ nên được mọi người đón nhận nhiều hơn
  3. Ông T chọn hình thức kinh doanh cửa hàng đồ ăn sáng do ông sẵn có tài nấu nướng
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 KNTT, bộ trắc nghiệm Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 kết nối tri thức, trắc nghiệm KTPL 11 kết nối Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 KNTT


Copyright @2024 - Designed by baivan.net