Phiếu trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Địa lí 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

PHẦN HAI: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

BÀI 20: KINH TẾ LIÊN BANG NGA

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (7 CÂU)

Câu 1: Ngành công nghiệp Liên bang Nga chiếm tỉ trọng bao nhiêu % trong cơ cấu GDP năm 2020?

  1. Gần 20%
  2. Gần 30%
  3. Gần 40%
  4. Gần 50%

Câu 2: Liên bang Nga có điều kiện nào để phát triển ngành công nghiệp?

  1. Những thuận lợi về vị trí địa lí
  2. Nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao
  3. Cơ sở hạ tầng, khoa học – kĩ thuật hiện đại
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Các trung tâm công nghiệp lớn tập trung chủ nghĩa ở phần nào của Nga?

  1. Phần phía tây
  2. Phần phía đông
  3. Phần núi Ural và xung quanh
  4. Trên cả nước

Câu 4: Trong những trung tâm công nghiệp dưới đây, trung tâm nào lớn nhất?

  1. Rostov-on-Don
  2. Moscow
  3. Tomsk
  4. Irkutsk

Câu 5: Trung tâm công nghiệp Saint Petersburg nằm ở đâu?

  1. Gần Phần Lan
  2. Gần Kazakhstan
  3. Gần biển Okhotsk
  4. Gần Mông Cổ

Câu 6: Ngành đánh bắt hải sản của Nga tập trung ở đâu?

  1. Biển Kara
  2. Biển Laptev
  3. Biển Đông Siberia
  4. Biển Okhotsk

Câu 7: Sheremetyevo là tên của:

  1. Một sân bay quốc tế
  2. Một cảng biển lớn
  3. Một trạm nghiên cứu vũ trụ
  4. Một trung tâm du lịch

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về giao thông vận tải của Nga?

  1. Mạng lưới đường sắt phát triển với hơn 85 000 km đường sắt. Tuyến đường sắt xuyên Siberia là tuyến đường sắt dài nhất thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy kinh tế lãnh thổ phía đông.
  2. Mạng lưới đường ô tô với chiều dài hơn 940 000 km, nhiều hệ thống đường cao tốc phát triển, chất lượng đường được nâng cấp, phân bố chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây của Liên bang Nga.
  3. Giao thông vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng trong giao thương với các nước trên thế giới.
  4. Mạng lưới đường sông phát triển rộng khắp với tổng chiều dài lên tới 95 000 km. Giao thông đường sông giúp giảm thiểu gánh nặng cho các loại hình giao thông khác.

Câu 2: Cho các trung tâm công nghiệp sau:

(1) Moscow

(2) Saint Petersburg

(3) Novosibirsk

(4) Yekaterinburg

(5) Kazan

(6) Nizhny Novgorod

Trung tâm nào có phát triển ngành hàng không vũ trụ?

  1. (2), (4)
  2. (3), (5), (6)
  3. (1), (2)
  4. Tất cả

Câu 3: Phần màu xanh lục trên phần bản đồ sau thể hiện cho cái gì?

  1. Đồng cỏ
  2. Vùng phân bố cây hỗn hợp
  3. Rừng
  4. Thảo nguyên

Câu 4: Đâu là hình ảnh ở Nga?

A.

B.

C.

D.

Câu 5: Đây là công trình nào ở Nga?

  1. Điện Kremlin
  2. Cung điện Mùa đông
  3. Nhà thờ Hồi giáo Kul Sharif
  4. Bảo tàng Kazan

Câu 6: “Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu. Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hoá chất, thực phẩm,... Bên cạnh Moscow là trung tâm kinh tế, văn hoá, chính trị lớn, vùng còn có các thành phố lớn khác như Smolensk, Yaroslavl, Tula.”

Đoạn trên mô tả vùng kinh tế nào của Liên bang Nga?

  1. Vùng Trung ương
  2. Vùng Trung tâm đất đen
  3. Vùng Bắc Caucasus
  4. Vùng Ural

Câu 7: Vùng này nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bering ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nền kinh tế của vùng chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải sản, công nghiệp cơ khí,... Các thành phố lớn trong vùng là Magadan, Khabarovsk,...”

Đoạn trên mô tả vùng kinh tế nào của Liên bang Nga?

  1. Vùng Trung Đông
  2. Vùng Bắc Caucasus
  3. Vùng Ural
  4. Vùng Viễn Đông

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp ở Nga?

  1. Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu ở Liên bang Nga, chiếm gần 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp, tập trung chủ yếu ở Voronezh, Perm, Volgograd, Saratov.
  2. Một số sản phẩm nổi bật của ngành cơ khí là rô-bốt, thiết bị, máy nông nghiệp, máy bay, đóng tàu,...
  3. Liên bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử.
  4. Công nghiệp điện tử – tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến, hoá chất,... được phát triển ở nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga.

Câu 2: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Liên bang Nga?

  1. Liên bang Nga có diện tích đất nông nghiệp lớn, chiếm hơn 13% diện tích lãnh thổ.
  2. Khí hậu và đất đai có sự đồng nhất, không phân hoá, tạo điều kiện cho việc tập trung vào cùng một loại cây trồng.
  3. Chính phủ đầu tư nguồn lực lớn vào việc phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp, sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ tiên tiến vào sản xuất.
  4. Sản xuất nông nghiệp phát triển chủ yếu ở phần lãnh thổ phía tây, thuộc đồng bằng Đông Âu, Tây Siberia.

Câu 3: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Liên bang Nga?

  1. Ngành nông nghiệp chiếm khoảng 4% GDP của Liên bang Nga (năm 2020) và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
  2. Các sản phẩm của ngành trồng trọt như lúa gạo, yến mạch, hạt hướng dương, khoai tây,... có sản lượng hàng đầu thế giới. Liên bang Nga là quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn nhất thế giới.
  3. Trong chăn nuôi, nguồn thức ăn được đảm bảo, giống cho năng suất cao và hệ thống các trang trại phát triển, áp dụng nhiều công nghệ hiện đại.
  4. Tổng đàn gia súc của Liên bang Nga lớn, đạt khoảng 18 triệu con (năm 2020) với các vật nuôi đa dạng như bò, lợn, gia cầm, cừu, hươu,...

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về nông nghiệp của Liên bang Nga?

  1. Liên bang Nga có diện tích rừng lớn nhất thế giới với khoảng 815 triệu ha đất có rừng (chiếm 49,8% diện tích lãnh thổ), trong đó gần 416 triệu ha (năm 2020) là rừng sản xuất.
  2. Rừng chủ yếu là rừng mưa nhiệt đới, bao gồm một số loài tiêu biểu như lim, gụ, trắc, tếch, lát,…
  3. Hằng năm, ngành khai thác và chế biến lâm sản mang lại nguồn thu đáng kể cho nền kinh tế với các sản phẩm chủ yếu là gỗ tròn, giấy và bột giấy,...
  4. Liên bang Nga có đường bờ biển dài, có vùng biển thuộc các biển, đại dương lớn cùng với nhiều hệ thống sông, hồ nên ngành khai thác thuỷ sản phát triển và có đóng góp đáng kể cho ngành kinh tế.

Câu 5: Câu nào sau đây đúng về ngành dịch vụ ở Nga?

  1. Mạng lưới hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi rộng khắp đất nước với những thương hiệu lớn như KFC, Lotteria,... đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, đồng thời phân phối hàng hoá kịp thời.
  2. Sự phát triển của thương mại điện tử giúp cho ngành ngoại thương Liên bang Nga phát triển. Thị trường bán lẻ thực phẩm và hàng hoá Liên bang Nga có doanh thu hơn 520 tỉ USD (năm 2020).
  3. Ngành tài chính – ngân hàng của Liên bang Nga có những bước phát triển vượt bậc với nhiều hoạt động sôi nổi như thị trường trái phiếu, chứng khoán,... tác động đến sự phát triển kinh tế quốc gia.
  4. Năm 2020, Liên bang Nga thu hút vốn đầu tư nước ngoài hơn 195 tỉ USD và đầu tư ra nước ngoài hơn 158 tỉ USD.

4. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về công nghiệp ở Nga?

  1. Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia này đứng hàng đầu thế giới.
  2. Một số ngành công nghiệp nổi bật là khai thác khoáng sản (dầu khí, kim loại,...), chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử – tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...
  3. Điện tử - tin học là ngành công nghiệp mũi nhọn, mang lại doanh thu lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Liên bang Nga.
  4. Công nghiệp dầu mỏ, khí tự nhiên tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Siberia, khu vực dãy Ural,…

Câu 2: Câu nào sau đây đúng về ngành ngoại thương ở Liên bang Nga?

  1. Ngành ngoại thương ở Liên bang Nga phát triển mạnh.
  2. Năm 2020, giá trị hàng hoá xuất khẩu đạt trên 1330 tỉ USD và nhập khẩu đạt trên 1230 tỉ USD.
  3. Các sản phẩm xuất khẩu hàng đầu bao gồm xe hơi, linh kiện xe, thiết bị viễn thông, máy tính,... với thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Anh, Hà Lan, Belarus, Đức.
  4. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu bao gồm dầu thô, sản phẩm của ngành hoá dầu, khí tự nhiên, vàng, than,... từ Trung Quốc, Đức, Belarus, Hàn Quốc, Italy.

 

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm địa lí 11 CTST, bộ trắc nghiệm địa lí 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm địa lí 11 chân trời Bài 20: Kinh tế Liên bang Nga

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm địa lí 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net