Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- HS thấy được các góc ở cùng một đỉnh chung của ba tam giác chính bằng với ba góc của một tam giác bất kì.
- HS được gợi mở về nội dung bài học.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV yêu cầu HS đọc tình huống mở đầu:
Người ta có thể xếp các viên gạch hình tam giác giống hệt nhau để trang trí như hình vẽ. Em có nhận xét gì về ba góc tại mỗi đỉnh chung của ba tam giác? Từ đó rút ra kết luận gì về vị trí của ba điểm A, B, C?
GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ và nhận xét về các góc tại mỗi đỉnh chung. Nhận xét về vị trí ba điểm A, B, C có thẳng hàng hay không?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm đôi và đưa ra nhận xét, dự đoán.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới: “Bài học này ta đi tìm hiểu về tổng ba góc của một tam giác có là một số không đổi không, nếu không đổi thì sẽ bằng bao nhiêu”.
Hoạt động 1: Tổng các góc trong một tam giác, góc ngoài của tam giác
- HS nhận biết được tổng ba góc của một tam giác.
- HS trình bày giả thiết, kết luận và hiểu được cách chứng minh định lí tổng các góc trong một tam giác bằng 180o.
- HS áp dụng định lí tính được số đo một góc của tam giác khi biết hai góc còn lại.
- Nhận biết được tam giác nhọn, vuông, tù.
- Nhận biết được cạnh góc vuông và cạnh huyền trong tam giác vuông.
- HS nhận biết được góc ngoài của tam giác và tính chất của nó.
HS quan sát SGK, làm các HĐ1,2 trả lời các câu hỏi, đọc hiểu Ví dụ và làm Luyện tập, Vận dụng.
HĐ CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tổng ba góc trong tam giác - GV cho HS làm HĐ1, HĐ2 (SGK -tr60 +61) theo nhóm đôi. + Từ đó dự đoán tổng số đo các góc trong một tam giác bằng bao nhiêu? + GV chốt đáp án, chuẩn hóa kiến thức, cho HS nhắc lại định lí, + Lưu ý HS là tổng ba góc chính là tổng số đo ba góc. - GV cho HS nêu giả thiết kết luận của định lí dưới dạng kí hiệu, hướng dẫn HS chứng minh. + Qua A kẻ đường thẳng song song với BC. + tìm mối quan hệ giữa góc C và góc yAC, tương tự tìm mối quan hệ giữa góc B với góc xAB. + Từ đó tính tổng 3 góc .
- GV cho HS trả lời Câu hỏi.
- GV cho HS đọc Ví dụ, đưa câu hỏi: + a) Làm thế nào để tính được góc A. Tương tự HS tính câu b, c. + Yêu cầu so sánh số đo các góc của hình a, b, c với 90o
- GV cho HS làm Luyện tập. + Từ đó đưa ra nhận xét tổng quát tổng hai góc nhọn trong một tam giác vuông bằng bao nhiêu.
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về góc ngoài - GV cho HS làm Vận dụng theo nhóm 4. + Tổng hai góc ACx và ACB bằng bao nhiêu? + Tổng ba góc: bằng bao nhiêu? + Từ đó có mối quan hệ gì giữa và .
| 1. Tổng các góc trong một tam giác HĐ1: Tổng số đo ba góc của tam giác MNP bằng . HĐ2: Tổng góc x, y, z của tam giác bằng .
Định lí: Tổng ba góc trong một tam giác bằng 180o.
Chứng minh: Qua A kẻ đường thẳng xy song song với BC. xy // BC (các cặp góc so le trong) Do đó Câu hỏi: Tổng ba góc A, B, C bằng . Ba điểm A, B, C thẳng hàng. Ví dụ (SGK- tr61)
Chú ý: - Tam giác có ba góc đều nhọn là tam giác nhọn. - Tam giác có một góc tù gọi là tam giác tù. - Tam giác có một góc vuông gọi là tam giác vuông. Ví dụ: Tam giác MNP vuông tại M, MN và MP là hai cạnh góc vuông, NP là cạnh huyền. Luyện tập: Áp dụng định lí tổng ba góc của một tam giác bằng .
Nhận xét: Hai góc có tổng bằng 90o được gọi là hai góc phụ nhau. Vậy trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
|
-------------------Còn tiếp-------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác