Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Hiểu vì sao phải học tập tự giác, tích cực.
- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.
- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn có biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học: biết tự giác học tập và tích cực trong các hoạt động của lớp.
● Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
- Năng lực giáo dục công dân:
● Năng lực điều chỉnh hành vi.
3. Phẩm chất
- Trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Thiết bị dạy học:
+ Máy chiếu đa năng, máy tính,... (nếu có).
+ Tranh, hình ảnh, video có nội dung về học tập tự giác, tích cực.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Đọc nhận định và trả lời câu hỏi
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung: Em hãy đọc nhận định: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia) và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS nêu được ý nghĩa của nhận định trên và giá trị của việc học tập tự giác, tích cực.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nhận định: “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia)
và trả lời câu hỏi: Theo em, những nhận định dưới đây có liên quan gì đến học tập tự giác, tích cực? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho thời gian HS đọc nhận định và suy nghĩ câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS phát biểu câu trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Nghe bài hát
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung: Em hãy cùng hát và vỗ tay theo nhịp bài hát “Hồng dám đâu" của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiền và rút ra được thông điệp về việc học tập.
c. Sản phẩm học tập: HS hát tập thể và rút ra thông điệp tích cực, siêng năng cố gắng trong học tập.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS hát và vỗ tay theo nhịp bài hát "Hồng dám đầu” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiền và rút ra thông điệp của bài hát.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho thời gian để HS hát và vỗ tay theo nhịp và suy nghĩ nếu thông điệp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức cho HS thực hiện giới thiệu và hát bài hát lồng ghép với chủ đề học tập tự giác, tích cực.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt vào bài học: Mỗi cá nhân sẽ có những cách thức khác nhau để thành công trong cuộc sống nhưng dù với cách thức nào đi nữa thì học tập và trau dồi tri thức không ngừng luôn là chia khoá chung để dẫn đến thành công. Vậy thế nào là học tập tự giác, tích cực, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài 3: Học tập tự giác, tích cực.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc câu chuyện
------------------ Còn tiếp -----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác