Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng.
- Thực hành được một số cách ứng phó tích cực với tâm lí căng thẳng.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
· Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
· Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
· Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.
- Năng lực giáo dục công dân:
· Năng lực điều chỉnh hành vi
3. Phẩm chất
- Nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
- Máy tính, máy chiếu.
- Các tranh, hình ảnh, video/ clip có nội dung ứng phó với tâm lí căng thẳng.
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
- Đọc trước bài học trong SGK.
- Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Nhiệm vụ 1: Thực hiện quy tắc 4T
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung: HS thực hiện quy tắc 4T trong việc ứng phó với tâm lí căng thẳng.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng trong cuộc sống.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS thực hiện quy tắc 4T:
· Tránh né tình huống bạn biết rằng có thể gây căng thẳng, đừng liên đới quá nhiều và học cách nói không.
· Thay đổi tình huống bằng cách truyền đạt rõ ràng những điều đang làm phiền bạn, chuẩn bị cho sự thay đổi.
· Tiếp nhận là khi bạn buộc phải thực hiện điều này, đừng lãng phí năng lượng vào việc giận dữ mà hãy học cách tha thứ.
· Thích nghi với hoàn cảnh của bạn, hãy tự hỏi bản thân: “Trong vòng một năm nữa, liệu điều này có quan trọng không?" Nếu câu trả lời là không, bạn có thể thấy tình hình sẽ khác đi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc 4 quy tắc và thực hiện
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 3-3 HS trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu
a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
b. Nội dung: Em hãy quan sát tranh trong SGK tr.36 và thực hiện các yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra các cách thức ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng trongnhững bức tranh sau.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV đề nghị HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu:
– Hãy nêu cách ứng phó với căng thẳng qua các bức tranh trên.
– Kể thêm các cách ứng phó tích cực khi gặp căng thẳng mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV cho thời gian HS quan sát tranh và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu cầu trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. GV dẫn dắt vào bài: Nếu cuộc sống là một dòng chảy, thì trên dòng chảy ấy chắc chắn có sự xuất hiện của những yếu tố căng thẳng. Biết cách ứng phó với tâm lí căng thẳng là hành trang cần có để làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Để biết thế nào là tâm lí căng thẳng chúng ta tìm hiểu nội dung bài 7: Ứng phó với tâm lí căng thẳng.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách thức ứng phó với tâm lí căng thẳng
a. Mục tiêu: HS nhận biết được cách thức ứng phó với tâm lí căng thẳng.
b. Nội dung: Em hãy đọc trường hợp trong SGK tr.37 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được mức độ và cách ứng phó với tâm lí căng thẳng của T và trình bày được các cách ứng phó với tâm lí căng thẳng phù hợp.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn (nhóm 4HS): Hãy đọc trường hợp trong SGK tr.32 và trả lời câu hỏi: - T đã gặp phải căng thẳng như thế nào? - T đã làm gì để vượt qua sự căng thẳng đó? - Nếu là T, em còn có cách nào khác để vượt qua sự căng thẳng đó? Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi. GV cho thời gian HS đọc trường hợp và trả lời 3 câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. + T gặp phải những căng thẳng: · Bố mẹ rất kì vọng ở T đạt kết quả cao · Gần ngày thi T bồn chồn, lo lắng và quên hết những gì đã học. · Bị các bọn trêu “mọt sách” mà điểm luôn dưới trung bình. + T đã tìm đến phòng tham vấn học đường gặp cô tham vấn khuyên để vượt qua căng thẳng đó. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và rút ra những cách thức ứng phó với tâm lí căng thẳng như luyện tập thể dục thể thao, có phương pháp học tập khoa học, phù hợp, luôn cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc, thường xuyên gần gũi với thiên nhiên,... | 1. Khái niệm - Ứng phó với tâm lí căng thẳng là cách con người đối diện và vượt qua những tình huống căng thẳng trong cuộc sống một cách tích cực. - Cách thức ứng phó với tâm lí căng thẳng như luyện tập thể dục thể thao, có phương pháp học tập khoa học, phù hợp, luôn cố gắng để có những khoảnh khắc vui vẻ, hạnh phúc, thường xuyên gần gũi với thiên nhiên,... |
------------- Còn tiếp ---------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác