Soạn mới giáo án Giáo dục công dân 7 CTST bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Soạn mới Giáo án giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo bài Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 10: NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TỆ NẠN XÃ HỘI

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

- Nếu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hội phổ biến.

- Giải thích được nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội đối với bản thân,gia đình và xã hội.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

·      Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

·      Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

·      Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

-       Năng lực giáo dục công dân:

·      Năng lực điều chỉnh hành vi.

3. Phẩm chất

-       Trách nhiệmcủa bản thân trong cuộc sống.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Máy tính, máy chiếu.

-       Các tranh, hình ảnh, video có nội dung liên quan đến nguyên nhân, hậu quả

-       của tệ nạn xã hội.

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Giáo dục công dân 7.

-       Đọc trước bài học trong SGK.

-       Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Tốc độ

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS chơi trò chơi Tốc độ: kể tên những câu ca dao, tục ngữ nói về cácloại tệ nạn xã hội.

c. Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi tích cực và kể tên được những câu ca dao, tục ngữnói về các loại tệ nạn xã hội.

- Đêm nằm nghĩ lại mà coi,

Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà.

Ma tuý, “cơm trắng "hại anh,

Tan nhà nát cửa, bần cùng khổ thân.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể tổ chức cho HS chơi cá nhân hoặc chia lớp thành các đội.

- Phổ biến thể lệ: Kể tên một số câu ca dao, tục ngữ về các loại tệ nạn xã hộihiện nay trong một thời gian nhất định (gợi ý: 2 – 3 phút). Cá nhân nào hoặc đội nào kể tên được nhiều câu ca dao, tục ngữ hơn sẽ giành chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia chơi trò chơi.

- HS sử dụng kiến thức, hiểu biết của mình tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV có thể cho HS nêu nội dung nhận xét và công bố kết quả cá nhân hoặc đội thắng cuộc.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh

a. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Nội dung: HS quan sát các bức tranh và kể tên các loại tệ nạn xã hội.

c. Sản phẩm học tập: HS kể tên được các loại tệ nạn xã hội.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trong thời gian 1 phút, quan sát các hình ảnh trong SGK tr.52 và kể tên các loại tệ nạn xã hội. HS có thể thảo luận với bạn bên cạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chiếu các hình ảnh trong SGK tr.52 lên màn hình để tất cả HS trong lớp cùng theo dõi tập trung.

- GV đưa ra yêu cầu: Em hãy quan sát các bức tranh và kể tên các loại tệ nạn xã hội.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

bài: GV mời 2 – 3 HS trả lời và các bạn khác nhận xét câu trả lời của bạn mình. HS có thể kể tên nhiều loại tệ nạn xã hội khác nhau vì dựa trên quan điểm của mỗi cá nhân thấy được nhờ sự quan sát và suy đoán.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt vào bài:Tệ nạn xã hội đã tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội. Việc nhận diện các loại tệ nạn xã hội để phòng, chống là một trong những nhiệm vụ quan trọng của học sinh. Vậy các tệ nạn xã hội đó xảy ra do nguyên nhân nào và dẫn đến hậu quả như thế nào, chúng ta tìm hiểu bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Khái niệm và nguyên nhân của tệ nạn xã hội

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm tệ nạn xã hội và các loại tệ nạn xã hộiđồng thời giải thích được những nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội.

b. Nội dung: Em hãy đọc trường hợp 1, 2 trong SGK tr.53 và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS trình bày câu trả lời của nhóm trên giấy A0, trang trí bằng viếtmàu, có bố cục giống như một bức tranh.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc nhóm (6HS/ nhóm), mỗi nhóm chuẩn bị học liệu gồm giấy A0, bút dạ các màu, giấy màu, kéo, băng dính theo yêu cầu. GV yêu cầu các nhóm đọc các trường hợp trong SGK tr53, sau đó thảo luận 4 câu hỏi của 2 trường hợp:

- Trường hợp 1:

+ Anh T đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

+ Nguyên nhân nào khiến anh T vướng phải tệ nạn xã hội đó

- Trường hợp 2:

+V đã vướng phải những loại tệ nạn xã hội nào?

+ Theo em, tệ nạn xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào đối với bản thân, gia đình và xã hội?

Sau khi thảo luận xong, các nhóm thể hiện kết quả thảo luận trên giấy A0 và trưng bày sản phẩm trong lớp học.

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS làm việc theo nhóm, đọc trường hợp, trao đổi thảo luận để thể hiện sản phẩm theo yêu cầu, hoàn thành sản phẩm theo ý tưởng của các thành viên có bố cục như một bức tranh.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm, sau đó mời đại diện từng nhóm thuyết trình sản phẩm của nhóm minh. Các nhóm cùng quan sát sản phẩm của từng nhóm ở trong lớp, lắng nghe phần thuyết trình của từng nhóm và trao đổi, thảo luận, đánh giá dựa trên các tiêu chí: nội dung, hình thức thể hiện, thuyết trình sản phẩm.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá sản phẩm và ý thức thái độ của từngnhóm khi thực hiện hoạt động. GV có thể xây dựng các phiếu đánh giá theo tiêu chỉ và cho HS tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

1. Khái niệm và nguyên nhân của tệ nạn xã hội

Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức vàpháp luật, gây hậu quả xấu đến mọi mặt của đời sống.

- Tệ nạn xã hội có nguyên nhân khách quan như: mặt trái của nền kinh tế thị trường, môi trường sống không lành mạnh, do sự nuông chiều quá mức và buông lỏng con cái của cha mẹ,...; nguyên nhân chủ quan như: tò mò, lười biếng, ham chơi, đua đòi, thiếu hiểu biết và thiếu tự chủ,...

- Hậu quả của tệ nạn xã hội:

+ Đối với bản thân: Ảnh hưởng đến sức khoẻ, làm tha hoá về nhân cách, rối loạn hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật...

+ Đối với gia đình: cạn kiệt tài chính; làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,...

+ Đối với xã hội: làm suy thoái giống nòi; rối loạn trật tự ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế, suy giảm sức lao động xã hội,....

-------------- Còn tiếp ---------------

Soạn mới giáo án Giáo dục công dân 7 CTST bài 10: Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 7 CTST mới, soạn giáo án giáo dục công dân 7 mới CTST bài Nguyên nhân, hậu quả của tệ nạn xã hội, giáo án soạn mới giáo an công dân 7 chân trời

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay