Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 2: cung, cầu trong kinh tế thị trường

Bộ câu hỏi trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: cung, cầu trong kinh tế thị trường. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi

CHỦ ĐỀ 1: CẠNH TRANH, CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

BÀI 2: CUNG, CẦU TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm của cung là gì?  

A. Là lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định

B. Là các sản phẩm dược đón chờ bởi người tiêu dùng

C. Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp sẵn sáng đáp ứng cho như cầu của thị trường với mức giá được xác định trong khoảng thời gian nhất định

D. Là các sản phẩm sẵn sàng hạ giá để thu hút được một lượng khách hàng đáng kể

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm của cầu là gì? 

A. Là những sản phẩm sẵn sàng bán ra thị trường trong một thời gian nhất định

B. Là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng mua với một mức giá nhất định trong khoảng thời gian xác định

C. Hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

D. Tổng số hàng hóa được sản xuất nhằm cung ứng cho thị trường vào một thời gia nhất định

Câu 3: Em hãy cho biết yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến cung?

A. Giá cả của yếu tố đầu vào để sản xuất ra hàng hóa 

B. Giá bán sản phẩm

C. Số lượng người tham gia cung ứng

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Theo em, cầu có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố nào?

A. Số lượng người tham gia cung ứng

B. Giá cả của các yếu tố đầu vào nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ

C. Kì vọng của chủ thể sản xuất kinh doanh

D. Sở thích của người tiêu dùng

Câu 5: Khi giá cả hàng hóa tăng lên thì lượng cung sẽ như thế nào?

A. Lượng cung không thay đổi

B. Lượng cung giảm

C. Lượng cung tăng

D. Đáp án khác

Câu 6: Quy luật cung cầu luôn biến động trên thị trường tác động như thế nào đến giá cả?

A. Giá cả cũng chịu tác động và biến động theo

B. Cung cầu không ảnh hưởng đến giá thành của sản phẩm, dịch vụ

C. Giá cả chỉ biến động khi cung cầu biến đổi quá nhiều trên thị trường

D. Cả ba đáp án đều đúng

Câu 7: Vai trò của quan hệ cung – cầu đối với các chủ thể kinh tế là như thế nào?

A. Là tác nhân trực tiếp khiến giá cả thường xuyên biến đổi trên thị trường

B. Là căn cứ để doanh nghiệp quyết định mở rộng hay thu hẹ sản xuất, kinh doanh

C. Là căn cứ để người tiêu dùng lựa chọn việc mua hàng hóa phù hợp

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Cung – cầu có quan hệ như thế nào trong nền kinh tế thị trường?

A. Cung và cầu là hai phạm trù không liên quan tới nhau

B. Cung và cầu có quan hệ chặt chẽ, tác động, quy định lẫn nhau

C. Chỉ có cung tác động lên cầu

D. Chỉ có các yếu tố của cầu tác động lên cung

Câu 9: Vai trò của nhà nước trong việc bình ổn giá cả là gì?

A. Không căn cứ vào bất kì một cơ sở nào để đưa ra các biện pháp giúp bình ổn thị trường

B. Đưa ra các biện pháp, chính sách để duy trì cân đối cung – cầu hợp lí

C. Đáp án A và B đều đúng

D. Đáp án A và B đều sai

Câu 10: Khi nhu cầu của người tiêu dùng về một mặt hàng tăng cao thì sẽ dẫn đến điều gì?

A. Người sản xuất sẽ thu hẹp lại sản xuất

B. Người sản xuất sẽ mở rộng sản xuất

C. Giá cả mặt hàng sẽ bị hạ thấp

D. Giá cả mặt hàng sẽ cân bằng

2. THÔNG HIỂU (6 CÂU)

Câu 1: Vì sao nhà nước phải đưa ra phương pháp và chính sách để bình ổn thị trường?

A. Để khuyến khích cung tăng trường mạnh

B. Ép cho cầu phải hạ xuống

C. Để giá cả của mặt hàng, dịch vụ không bị đẩy lên quá cao

D. Giúp cho cho cung và cầu không bị đẩy lên quá cao

Câu 2: Ý kiến nào sau đây đúng?

A. Chính phủ tăng lương cho những người làm việc trong cơ quan nhà nước sẽ góp phần làm tăng cầu

B. Các nhu cầu về các sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng được dọi là cầu

C. Các sản phẩm được sản xuất ra trong nền kinh tế được gọi là cung

D. Giá điện tăng mạnh làm ảnh hưởng đến lượng cầu về các sản phẩm sử dụng điện

Câu 3: Một doanh nghiệp sẽ như thế nào nếu sản phẩm sản xuất ra của họ luôn có lượng cầu thấp?

A. Sản phẩm của doanh nghiệp đó làm ra sẽ tăng giá

B. Sản phẩm làm ra của doanh nghiệp đó giá sẽ giảm,  có thể dẫn đến thua lỗ nếu sản phẩm tồn kho quá nhiều

C. Đạt được nhiều lợi nhuận khi bán được hàng ở giá cao

D. Không có đủ nguồn hàng đầu vào đế sản xuất ra sản phẩm cung ứng

Câu 4: Việc nắm bắt được tình hình của thị trường sẽ đem đến lợi ích gì cho nhà sản xuất?

A. Tạo ra nguồn hàng ổn định cung ứng ra thị trường

B. Có thể duy trì và thay đổi thích hợp để đạt được lợin nhuận tối đa, tránh được các thua lỗ không đáng có

C. Sản xuất ra quá nhiều hàng hóa, làm lượng hàng tồn kho quá nhiều

D. Có được nguồn khách hàng tiềm năng

Câu 5: Nếu một doanh nghiệp sản xuất quá nhiều hàng hóa mà không tính toán đến lượng cầu của người tiêu dùng có thể dẫn tới điều gì?

A. Doanh nghiệp có thể bán hết số hàng hóa với giá cao

B. Tạo được ra nguồn cầu về mặt hàng đó tăng mạnh

C. Có thể không tiêu thụ được hết số hàng hóa mà doanh nghiệp cung ứng ra thị trường

D. Làm mất đi tính ổn định của thị trường

Câu 6: Vì sao nhiều người lại chọn đi mua hàng hóa vào những ngày cận tết?

A. Vì tâm lí của người mua hàng cho rằng những ngày giáp tết thì người bán hàng phải giảm giá thành sản phẩm

B. Vì có thể mua được các sản phẩm phù hợp cho gia đình vào dịp tết

C. Vì một số hàng hóa sẽ không được bán vào những ngày trước đó

D. Vì nhiều người bận rộn không muốn đi sắm sớm hơn

3. VẬN DỤNG (7 CÂU)

Câu 1: Vào dịp giáp Tết nguyên đán năm 2022, giá bán của lá dong tăng cao đột biến do các xe vận chuyển lá dong tết bị ùn ứ vì dịch bệnh, nắm bắt được giá cả của mặt hàng lá dong, người dân ngay lập tức trồng rất nhiều lá dong. Em có thể dự đoán được giá lá dong vào thời điểm giáp tết 2023?

A. Giá lá dong vào dịp tết 2023 sẽ tăng đáng kể

B. Giá lá dong vào dịp tết năm 2023 sẽ bị giảm do lượng cung vượt cầu

C. Cả đáp án A và B đều đúng

D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 2: Hộ gia đình của ông B có ý định mở cửa hàng kinh doanh đồ ăn. Với lợi thế nhà mặt đường, ông B không lo phải lo về vị trí thuê cửa hàng nhưng còn vấn đề làm sao để cửa hàng của ông có thể thu hút được nhiều khách hàng. Theo em, ông B có thể căn cứ vào điều gì để đưa ra các ý tưởng cho cửa hàng của mình?

A. Ông B có thể căn cứ vào sở thích của đại đa số người dân xung quanh khu vực nhà mình

B. Ông B có thể căn cứ và mức thu nhập của đối tượng khách hàng mà ông hướng tới

C. Ông B có thể điều tra về thị hiệu của khách hàng

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?

A. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình

B. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán 

C. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình

D. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán

Câu 4: Dựa vào tình hình toàn bộ các hộ trồng cây chuối tiêu xanh trong xã đã chuyển đổi sang trồng loại cây trồng khác. Gia đình ông T vẫn kiên trì chăm sóc cho vườn chuối rộng gần 1ha. Đến dịp tết nhu cầu dùng chuối để bày mâm ngũ quả của mọi người tăng cao, số chuối của nhà ông mang bán đến đâu hết hàng tới đó. Theo em, hộ ông T đã áp dụng quy luật gì để sản xuất kinh doanh?

A. Nguồn cung của sản phẩm chuối tiêu giảm, mà lượng cầu vẫn giữ nguyên nên gia đình ông T đã chiếm thế độc quyền nên việc bán hàng rất dễ dàng

B. Vì ông T không muốn đổi sang một cây trồng mới, có thể không đem được lại năng suất cao như cây chuối gia đình ông đã trồng lâu nay

C. Hộ gia đình ông T đã may mắn khi cung ứng được lượng chuối ra thị trường vào đúng năm chuối được giá

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 5: Thị trường của món bánh trung thu những năm gần đây biến đổi không ngừng, dựa vào thị hiếu của những người trẻ thích ăn các loại bánh, đồ ă ít đường, không chứa nhiều calorie. Chị P cùng các chị em trong gia đình làm một được hơn 100 chiếc bánh trung thu ít đường với nhân từ các nguyên liệu tự nhiên như khoai lang, bí đỏ, đậu xanh. Sản phẩm của chị P thu hút các bạn trẻ về mẫu mã hiện đại, màu sắc bắt mắt và ý tưởng hay nên đã hết hàng rất nhanh. Theo em, việc bán hàng thuân lợi của chị P là do yếu tố nào tạo nên?

A. Chị P làm theo các ý tưởng tự phát nhưng thật may mắn vì được các bạn trẻ đón nhận

B. Chị P đã tính toán được đến thị hiếu tiêu dùng của những khách hàng trẻ

C. Cả đáp án A và B đều đúng

D. Cả đáp án A và B đều sai

Câu 6: Sau ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại số hộ nuôi lợn ở xã M còn lại rất ít, vì thế nên con giống lợn con vì thế cũng giảm theo, đến khi thị trường thịt lớn lại tăng trưởng trở lại khiến cho các hộ gia đình lại tiếp tục tái đàn, nhưng do số lượng lợn giống còn lại khá hạn chế nên giá cả cũng rất đắt đỏ. Theo em, việc người chăn nuôi ở thời điểm hiện tại có nên tái đàn ồ ạt không?

A. Các hộ gia đình nên tái đàn và nuôi lợn lớn thật nhanh để có thể năm bắt được mức giá đắt như hiện tại

B. Các hộ gia đình không nên tái đàn ồ ạt vì nếu tái đàn ồ ạt có thể là cho tình trạng cung vượt cầu thì sẽ dẫn đến việc giá thành thịt lợn thành phẩm sẽ bị trượt giá sâu

C. Việc các hộ chăn nuôi tái đàn là không cần thiết vì nếu tái đàn số tiền bỏ ra mua con giống sẽ rất đắt đỏ

D. Việc tái đàn ở thời điểm giá lợn đang tăng cao sẽ mang đến nhiều nguồn thu nhập cho người dân 

Câu 7: Với đam mê với nghề làm bánh từ nhỏ, chị D mơ ước sẽ trở mở được một cửa hàng bánh ngọt cho riêng mình. Chị D đã tham gia các khóa học bồi dưỡng về cách làm bánh, vốn có tư duy sáng tạo nên chị D đã học tập và tạo được ra những mẫu bánh rất đặc biệt. Việc khó khăn nhất ở thời điểm hiện tại của chị chính là nắm bắt được thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng. Chị D có tìm đọc rất nhiều thông tin trên các trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm về nghề làm bánh. Theo em, làm thế nào để chị D có thể tạo ra được những tác phẩm bánh đặc trưng cho riêng quán của mình và thu hút được khách biết đến quán bánh?

A. Chị D có thể tạo nên các mẫu bánh bằng chính sự sáng tạo của mình ngoài ra có thể làm thêm các mẫu bánh theo sự yêu cầu của khách hàng. Để mọi người beiét đến nhiều hơn tới tiệm bánh, chị D có thể tạo cho tiệm một trang cá nhân hoặc một trang web để có thể tiếp cận được gần hơn với khách hàng.  

B. Chị D có thể tạo ra các mẫu bánh chỉ mang đặc trưng riêng của quán và chỉ phát triển duy nhất những loại bánh đó để tạo điểm khác biệt với các cửa hàng bánh ngọt khác. Để quán bánh của mình được nhiều người biết tới chị D có thể đi phát tờ rơi quảng cáo về quán bánh của mình

C. Chị D có thể làm những mẫu bánh mà mình đã được học trong quá trình đi bồi dưỡng học nghề. Để mọi người có thể biết tới quán bánh của mình, chi D có thể nhờ những người thân quen giới thiệu cho bạn bè của họ

D. Chị D có thể làm theo các mẫu bánh đang nổi trên thị trường hiện nay, để thu hút được nhiều người quan tâm

4. VẬN DỤNG CAO (7 CÂU)

Câu 1: Nhận định nào dưới đây là đúng về cầu hàng hoá, dịch vụ?

A. Cầu là nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng muốn mua.

B. Khi người tiêu dùng có khả năng mua và sẵn sàng mua một loại hàng hoá, dịch vụ tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định thì tạo thành cầu về hàng hoá dịch vụ đó.

C. Cầu là nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng có khả năng mua.

D. Cầu là số lượng hàng hoá, dịch vụ đáp ứng những nhu cầu khác nhau của người tiêu dùng trong một thời gian nhất định.

Câu 2: “Cứ vào dịp Tết, cầu về hoa đào, hoa mai và cây cảnh ở Việt Nam tăng cao.” Trong những nhân tố dưới đây, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến cầu về dịch vụ, hàng hoá trong trường hợp trên?

A. Thu nhập của người tiêu dùng

B. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường

C. Tâm lí, tập quán hoặc thị hiếu của người tiêu dùng

D. Giá cả hàng hoá khác.

Câu 3: “Do tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, cầu về hải sản trên thị trường tăng lên.”

Trong những nhân tố dưới đây, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến cầu về dịch vụ, hàng hoá trong trường hợp trên?

A. Thu nhập của người tiêu dùng

B. Giá cả hàng hoá khác, bao gồm những hàng hoá có khả năng thay thế, hoặc bổ sung cho việc tiêu dùng hàng hoá đó.

C. Dự đoán của người tiêu dùng về thị trường

D. Tâm lí, tập quán và thị hiếu của người tiêu dùng

Câu 4: Hoạt động kinh tế nào dưới đây không tạo thành cung hàng hoá trên thị trường?

A. Hằng tháng, xí nghiệp dệt ở thành phố N sản xuất được 2 triệu mét vải để đưa ra thị trường.

B. Quần áo của hãng thời trang X được bày bán ở các cửa hàng thời trang.

C. Các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ chuẩn bị thu hoạch quả thanh long để xuất khẩu sang châu Âu.

D. Vườn nhà bạn H trồng nhiều loại cây ăn quả khác nhau. Mùa nào thức ấy, nhà H có nhiều loại trái cây để ăn và biếu họ hàng, bạn bè.

Câu 5: “Gia đình H có nguồn thu nhập chính từ kinh doanh mặt hàng may mặc. Hiện nay trên thị trường, cung về mặt hàng này lớn hơn cầu. Gia đình H dự định chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng mới chưa có nhiều người kinh doanh.”

Trường hợp nêu trên đề cập đến vai trò gì của quan hệ cung – cầu trong nền kinh tế?

A. Cung – cầu có tác dụng điều tiết quan hệ giữa sản xuất và lưu thông hàng hoá, làm thay đổi cơ cấu và quy mô thị trường.

B. Cung – cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc làm lũng đoạn thị trường hàng hoá theo ý của chính phủ.

C. Cung – cầu giúp người kinh doanh trở nên thông minh, nâng cao tư duy về kinh tế học.

D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: “Gia đình H có nguồn thu nhập chính từ kinh doanh mặt hàng may mặc. Hiện nay trên thị trường, cung về mặt hàng này lớn hơn cầu. Gia đình H dự định chuyển đổi sang kinh doanh mặt hàng mới chưa có nhiều người kinh doanh.”

Lựa chọn của gia đình H có hợp lí không? Vì sao?

A. Có. Vì làm như vậy là áp dụng đúng quy luật cung – cầu.

B. Có. Vì làm như vậy là tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, phù hợp với xu hướng kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.

C. Không. Vì làm như vậy khiến việc cạnh tranh ở mặt hàng may mặc bị giảm sút, dẫn đến khan hiếm mẫu mã, hàng hoá. Lựa chọn của gia đình H có lợi cho bản thân nhưng không có lợi cho thị trường chung.

D. Chưa đủ dữ kiện để đánh giá. Việc chuyển sang kinh doanh mặt hàng mới sẽ giải quyết vấn đề về mối quan hệ cung – cầu ở mặt hàng may mặc nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc gia đình H sẽ thành công ở mặt hàng mới.

Câu 7: “Từ khi công nghệ mới được áp dụng trong nhà máy sản xuất dường mía thay thế các lò sản xuất đường thủ công, cung về đường trên thị trường tăng mạnh.”

Trong những nhân tố dưới đây, nhân tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến cung về dịch vụ, hàng hoá trong trường hợp trên?

A. Giá cả các yếu tố sản xuất

B. Trình độ công nghệ sản xuất

C. Dự đoán của người bán về thị trường

D. Số lượng người bán trên thị trường

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều, trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 cánh diều bài 2: cung, cầu trong kinh tế thị trường

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm kinh tế pháp luật 11 Cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com