Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
HS học sẽ:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh, phát đoạn nhạc và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Em có biết đoạn nhạc trên trích trong vở nhạc kịch nổi tiếng nào không?
+ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về vở kịch đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe đoạn nhạc và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W. Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Rô-mê-ô và Giu-li-ét là một trong những kiệt tác của nhà soạn kịch vĩ đại người Anh W.Sếch-xpia. Tác phẩm đề cao giá trị của con người, đặc biệt là quyền tự do yêu đương. Đây là những điều bị cấm đoán trong thời kì phong kiến khi mà nền văn hoá tư tưởng bị bao phủ bởi bóng tối quyền lực của Thần học. Giáo hội Thiên Chúa chi phối mọi mặt và bóp nghẹt đời sống văn hoá, tư tưởng, tình cảm của con người. Nhưng giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh hơn đã không chịu chấp nhận điều đó. Họ đã tiến hành một “cuộc cách mạng” trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng. Vậy “cuộc cách mạng” đó là gì và nó có ý nghĩa thế nào đối với xã hội Tây Âu lúc đó và đối với lịch sử văn minh nhân loại? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 3: Phong trào văn hóa Phục hưng.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành các nhóm, hướng dẫn các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.1, 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- GV giải thích cho HS nguyên nhân dẫn đến bùng nổ phong trào Văn hoá Phục hưng: + Giai cấp tư sản đang lên giàu có về kình tế nhưng không có địa vị xã hội, chính trị tương xứng. + Tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến như phục vụ Giáo hội Thiên chúa giáo. + Hạn chế phát triển kinh tế thương nghiệp. à Giai cấp tư sản chủ trương khôi phục, làm sống lại tinh hoa văn hóa Hy Lạp, La Mã chỉ là hình thức, bản chất là xây dựng một nền văn hóa mới, tiến bộ, phù hợp, văn minh. - GV lưu ý HS: + Phong trào Văn hoá Phục hưng là phong trào do giai cấp tư sản khởi xướng và là cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến nhưng những nhà văn hoá Phục hưng và nhà tư bản là hai khái niệm khác nhau. + Nhà tư bản như thương nhân, chủ xưởng, chủ ngân hàng không phải là những nhà văn hoá Phục hưng). - GV nhấn mạnh: + Phong trào bắt đầu vào thế kỉ XIV, diễn ra ở những thành phố tự trị, giàu có thuộc miền Bắc I-ta-li-a như: Phi-ren-xê, Mi-lan (Milan), Vơ-ni-dơ (Venice),... + Sang thế kỉ XV, XVI, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở những quốc gia thống nhất như Anh, Pháp, Tây Ban Nha và nhiều thành phố thuộc Hà Lan, Đức,... à Phong trào Văn hoá Phục hưng có điều kiện lan rộng khắp châu Âu. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS làm việc theo nhóm, các nhóm đọc thông tin SGK mục 1, quan sát Hình 3.2 để hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện các nhóm trình bày về sự biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu sự biến đổi về kinh tế, xã hội của Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI Kết quả Phiếu học tập số 1: Đính kèm bên dưới hoạt động |
------------------------Còn tiếp-------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác